Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Công dụng tuyệt vời của lá ổi trong việc chữa tiểu đường

Đa phần mọi người đều dùng quả ổi chín để ăn mà không biết rằng các bộ phận khác của cây ổi như là: rễ, thân, cành, lá.v.v..., đều dùng để làm thuốc trị bệnh rất hiệu quả. Đặc biệt, lá ổi và quả ổi có tác dụng rất tốt trong đông y đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Trong quá trình điều trị, người bệnh tiểu đường dùng 3 loại trên theo công thức:
+ Lá sa kê vàng rụng tách khỏi cây 100 g
+ Đậu bắp 100gram
+ Búp ổi tươi 20 g
3 loại trên cho vào nồi hoặc ấm đất nấu với 2 lít nước đun lửa than còn lại 500 ml chia uống thường xuyên trong ngày.

Công hiệu của bài thuốc trên:
1)
 Thí nghiệm trên Thỏ: Cho thỏ uống nước ép trái ổi với liều 25 gram/kg, thấy áp huyết ở thỏ bình thường hạ xuống 19%; còn đối với thỏ mắc bệnh đái đường hạ xuống 25%. Tác dụng của nước ép trái ổi đạt mức tối cao 4 giờ sau lúc uống; Sau 24h thì đường huyết khôi phục lại tình trạng ban đầu

[​IMG]

2) Những hợp chất flavonoid trong lá ổi có công năng hạ đường huyết rõ ràng đối với chuột bị bệnh đái tháo đường do alloxan alloxan diabetes. Hiệu suất hạ đường huyết sau hai giờ là 30%; sau 4 giờ là 46%, sau 6 giờ là 57%. Chất flavonoid trong lá ổi cũng có công dụng hạ đường huyết đối với chuột bình thường. Nguyên lý hạ đường huyết của lá ổi là không tính Td tăng hiệu suất lợi dụng đường glucose của các tổ chức ngoại vi, còn có công năng trực tiếp xúc tiến sự kết hợp của insulin với thụ thể đặc hiệu, nâng cao độ mẫn cảm của insulin.

+ Trên thực tế, trong điều kiện gia đình, để hỗ trợ trị bệnh, người đái đường tới mùa ổi chín hàng ngày có thể ăn vài trái ổi chín (50 đến 100 gram), hay sử dụng trái ổi chín ép lấy nước uống. Trong Những mùa khác, có thể dùng 4 tới 8 gram lá ổi khô hoặc 15 tới 20 gram lá ổi tươi, sắc nước uống thay trà trong ngày.

Thêm vào đó, với tiểu đường cần thực hiện tốt biểu đồ ăn uống hàng ngày như mỗi bữa ăn chỉ buộc phải 1 bát cơm và 2 bát rau, bắt buộc kiêng khem các thức ăn giàu tinh bột như là: gạo, khoai lang, bánh mỳ, khoai mỳ, thậm chí phải ăn bánh tráng và bún tươi thay cơm càng tốt

Nguồn: http://suckhoedoisong24h.com/threads/cong-dung-tuyet-voi-cua-la-oi-trong-viec-chua-tieu-duong.89/

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Cao huyết áp là gì? Có mấy loại cao huyết áp?

Cao huyết áp là gì? Đó là hiện tượng tăng áp lực dòng máu lên thành mạch máu. Cao huyết áp được chia làm 2 loại:
1) Tăng huyết áp có nguyên nhân (Chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ - dưới 5%)
Những nguyên nhân có thể nhận biết là: bệnh mạch máu thận, bệnh thận mạn tính, u tủy thượng thận, cường aldosteron tiên phát, rối loạn thở trong khi ngủ, sử dụng 1 số thuốc có liên quan gây ra cao huyết áp, hội chứng Cushing đây là hội chứng do u ở tuyến yên hoặc tuyến thượng thận làm tăng tiết cortisol gây chứng cao huyết áp, hẹp động mạch chủ, bệnh tuyến giáp, tuyến cận giáp. Điều trị huyết áp cao kiểu này là giải quyết những vấn đề gây ra cao huyết áp vừa được nêu ở trên.
cao huyết áp, bệnh tiểu đường
Định nghĩa chuẩn nhất của cao huyết áp vô căn
2) Tăng huyết áp không có nguyên nhân (còn gọi là tăng huyết áp vô căn):
Gọi như vậy vì cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân làm tăng huyết áp ở nhóm này. Loại tăng huyết áp này chiếm tỷ lệ rất lớn (95%) và cũng chính vì vậy mà mỗi khi nhắc đến chứng cao huyết áp thì người ta hiểu đó là tăng huyết áp vô căn.
Điều trị khó khăn: do không biết nguyên nhân gây tăng huyết áp nên khi điều trị thì không thể giải quyết được gốc rễ của bệnh, chủ yếu là cho bệnh nhân dùng thử các loại thuốc hạ huyết áp, thấy loại nào có đáp ứng thì tiếp tục dùng, đôi khi dùng phương pháp đánh bủa vây bằng 2 hay ba loại thuốc thuộc các nhóm thuốc khác nhau.
Biến chứng nguy hiểm: Đặc điểm của bệnh tăng huyết áp vô căn là nhiều khi dùng thuốc mà huyết áp vẫn không hạ, hoặc trong ngày vẫn có thời điểm huyết áp tăng lên tới đỉnh. Điều này rất bất lợi cho bệnh nhân, vì áp lực mạch máu tăng cao sẽ làm phá hủy những vi mạch, dẫn tới tổn thương những cơ quan đích: phì đại thất trái, đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, suy tim; đột quỵ hay cơn thiếu máu não thoáng qua; bệnh thận mạn tính; bệnh mạch máu ngoại biên; bệnh lý võng mạc. Biến chứng cấp tính là cơn tăng huyết áp kịch phát, đây là biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến suy tim cấp mà biểu hiện điển hình nhất là phù phổi cấp, tai biến mạch máu não, suy thận…
tiểu đường, cao huyết áp
Những biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận cùng nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác
Phải điều trị lâu dài: Nếu như huyết áp cao có nguyên nhân thì chỉ cần giải quyết nguyên nhân gây bệnh đó là bệnh nhân có thể hết bệnh thậm chí không cần dùng thuốc. Còn với tăng huyết áp vô căn thì có khi bệnh nhân phải dùng thuốc suốt đời, bởi hiện nay các loại thuốc điều trị mới chỉ dừng lại ở việc điều trị triệu chứng chứ chưa trị tận gốc bệnh. Cũng chính vì vậy đã khiến người bệnh luôn phải lệ thuộc vào thuốc, và dùng thuốc lâu dài lại có hại cho sức khỏe, đặc biệt là các cơ quan thận, gan dễ bị ảnh hưởng nhất. Thuốc điều trị tăng huyết áp nhiều khi làm bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu vì những tác dụng phụ của nó.