Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

Bệnh tiểu đường và 4 dấu hiệu dễ dàng nhận biết

Theo số liệu ước tính của bộ y tế thì hiện nay tại Việt Nam có gần 4 triệu người đang mắc bệnh tiểu đường. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là có đến 65% không biết mình bị bệnh và 85% bệnh nhân chỉ phát hiện khi có biến chứng.


Việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Một số dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh tiểu đường:

I) Dấu hiệu tiểu đường trên da:
Ngứa, khô da: ở người tiểu đường khi lượng đường dư thừa được bài tiết vào nước tiểu, chúng sẽ kéo theo 1 lượng nước lớn, do đó các mô khác trong cơ thể sẽ bị thiếu nước, da sẽ bị khô. Da khô có thể khiến bạn ngứa ngáy, những vết xước khô có thể dẫn đến nứt trên da và thậm chí gây ra nhiều bệnh. Một lý do khác gây ngứa da là tình 
trạng nhiễm nấm men.


Lở loét, vết thương khó lành: đường huyết cao không chỉ làm tăng chứng viêm trong các vết cắt và vết loét mà còn dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, khiến máu khó di chuyển đến và sửa chữa những vùng da bị tổn thương. Vì thế mà các vết lở loét dễ bị nặng hơn, vết thương lâu lành, khó liền, đặc biệt là ở vùng chân.

Bệnh tiểu đường và những dấu hiệu nhận biết sớm
Uống nước nhiều là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Ngoài ra một số trường hợp da lòng bàn tay hoặc bàn chân có màu ánh vàng, do rối loạn chuyển hoá vitamin A, tích lại trong lớp sâu của da nhiều caroten.

II) Mệt mỏi, hay đói thường xuyên, sụt cân bất thường:
Ở người bệnh tiểu đường, sự thiếu hụt insulin hoặc insulin giảm tác dụng dẫn tới, glucose không được chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Thiếu năng lượng sẽ khiến cho người bệnh uể oải, mệt mỏi, làm việc không hiệu quả.

Khi cơ thể hay các tế bào bị thiếu năng lượng, cơ thể sẽ hình thành phản xạ tự nhiên là “đói” để yêu cầu bổ sung thêm thức ăn. Nhưng dù có ăn uống đầy đủ thì cảm giác đói thường xuyên của bạn cũng sẽ không được cải thiện.

Bên cạnh đó khi cơ thể không thể sử dụng glucose để sản xuất năng lượng thì các chất béo hoặc protein sẽ phải thay thế vào dẫn tới cân nặng bị sụt giảm.

III) Suy giảm thị lực:
Lượng đường trong máu cao ở người tiểu đường sẽ làm ảnh hưởng tới các mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề đặc biệt phù ở điểm vàng sẽ làm suy giảm thị lực. Thông thường những dấu hiệu trên mắt của bệnh tiểu đường  là những biến chứng nguy hiểm có thể dãn tới mù lòa.

Xem thêm Bonidiabet sản phẩm chữa bệnh tiểu đường như thế nào?

Nếu có một trong những dấu hiệu bất thường của bệnh tiểu đường như trên bạn nên đến các cơ sở y tế khám và chẩn đoán chính xác bệnh để điều trị kịp thời tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

IV) Tiểu nhiều, thường xuyên khát nước:
Một dấu hiệu đặc trưng nữa của người bệnh tiểu đường là đi tiểu nhiều lần, thường lớn hơn 9 lần mỗi ngày. Nguyên nhân là lượng đường trong máu quá cao, cơ thể phải đào thải ra ngoài qua thận để loại bỏ đường dư thừa.


Khi đường huyết cao, cơ thể sẽ huy động nước ở trong các tế bào rồi chuyển trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ. Hơn nữa việc đi tiểu nhiều lần cũng khiến cơ thể bị thiếu nước, khát nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét