SINH - LÃO – BỆNH – TỬ là qui luật của cuộc sống, lá gan người già
không nằm ngoài qui luật đó. Tuổi càng cao, các tế bào gan sau những năm tháng
dài hoạt động không biết mệt mỏi để chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng, tạo
máu, chuyển hóa thuốc, thải độc.v.v…sẽ ngày 1 suy yếu. Không chỉ có vậy, môi
trường ô nhiễm, thức ăn ô nhiễm cũng làm tăng gánh nặng cho lá gan đã không còn
sung sức của người già. Bản thân các cụ lại hay mắc nhiều bệnh như tăng huyết
áp, tiểu đường, tim mạch, mỡ máu.v.v…
Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài để điều
trị các bệnh mãn tính trên cũng là 1 gánh nặng khiến lá gan phải hoạt động nhiều
hơn. Khi còn trẻ, cơ thể có thể thải độc qua 3 con đường là gan – thận, các “khối
nạc”. Về già, các “khối nạc” ở người già cũng teo đi, việc thải độc cho cơ thể
dồn vào hai cơ quan chính là gan, thận. Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho
số lượng tế bào gan ở người già suy giảm, chức năng gan giảm. Không giống như
thanh niên, chức năng gan ở người già khi suy giảm cũng khó hồi phục hơn so với
khi còn trẻ. Điều này kéo theo hàng loạt những hậu quả cho cơ thể: khả năng thải
độc kém, sức đề kháng suy giảm dẫn đến hàng loạt hậu quả nghiêm trọng cho sức
khỏe người già.
1) Khi chức năng gan suy
giảm, người già thường có biểu hiện gì???
a) Cảm giác chán ăn, đầy hơi khó tiêu do khả năng bài tiết mật giảm, đầy
bụng, chướng bụng, hay bị táo bón.
b) Da hay bị mẩn ngứa, dị ứng đặc biệt khi thời
tiết nắng nóng.
c) Mệt mỏi, sốt, mề đay, vàng da, mắt. Nếu
vàng da thì tình trạng xơ gan đã tương đối nặng, hoại tử tế bào gan, có thể dẫn
tới ung thư gan. Biến chứng xơ gan kèm tràn dịch màng bụng ở người già hay xảy
ra, rất nguy hiểm, gây nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa, nguy cơ mắc bệnh tim,
phổi cao.
Người già chức năng gan có bị suy giảm?
2) Người già nên làm gì để
gan khỏe?
Theo quan điểm của Đông y nên áp dụng nguyên
lý điều trị dự phòng “Phòng bệnh khi chưa phát bệnh”. Muốn có 1 lá gan khỏe,
các cụ nên thực hiện những biện pháp bảo vệ đơn giản từ ngay cuộc sống hàng
ngày:
a) Tăng cường ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước
lọc để thải độc cho gan.
b) Nên có 1 chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất
dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, chất bảo quản.
c) Nên hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá, các
chất kích thích. Nếu đã mắc bệnh gan thì nên kiêng tuyệt đối các chất trên.
d) Tránh lạm dụng thuốc tây, sử dụng thuốc
theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
e) Ngủ
sớm, ngủ đúng giờ: Nên tập thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ. Tốt nhất hãy đi ngủ
trước 23 giờ bởi ngủ sớm giúp máu trong cơ thể có đủ thời gian trở về gan, thải
độc cho gan.
f) Sử dụng các thảo dược nguồn gốc thiên nhiên
có tác dụng tăng cường chức năng gan như kế sữa, nghệ, ngũ vị tử,atiso, cam thảo,
hoàng kỳ, bồ công anh.v.v...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét