“Bệnh trĩ là nỗi khổ đau - Đi ngoài bất tiện ra màu đỏ tươi” Thật vậy, có lẽ chỉ những người từng nếm trải cảm giác “khổ đau” của căn bệnh này thì mới có thể thấu hiểu được. Bệnh trĩ nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp có thể để lại những hậu quả, biến chứng nguy hiểm.
Hiểu rõ về bệnh trĩ từ khái niệm, cơ chế hình thành, nguyên nhân đến triệu chứng sẽ giúp chúng ta có cách phòng ngừa hiệu quả cũng như có thể lựa chọn phương pháp chữa trị tốt nhất !
I) BỆNH TRĨ LÀ GÌ ? THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ BỆNH TRĨ ?
Nhắc đến trĩ thì hầu như ai cũng có thể hình dung ra được căn bệnh này với hiện tượng lòi dom, sa búi trĩ ra ngoài hậu môn. Nhưng về bản chất của bệnh trĩ là gì thì rất ít người biết được. Thực chất bệnh trĩ chính là tình trạng suy yếu, giãn nở quá mức của hệ thống tĩnh mạch tại trực tràng hậu môn. Tình trạng này khiến cho vùng niêm mạc bị căng phồng lên dễ sa ra ngoài và hình thành nên các búi trĩ. Người bệnh trĩ có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều búi trĩ cùng 1 lúc.
Trong các bệnh lý ngoại khoa tại hậu môn trực tràng thì trĩ là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất với con số lên đến gần 60%. Trĩ có thể xảy ra với bất kỳ ai, cả người cao tuổi lẫn người trẻ tuổi, cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc phải. Nhưng độ tuổi bị bệnh trĩ nhiều nhất là khoảng trên 40. Theo ước tính thì cứ khoảng 5 người tuổi trung niên trở lên thì có 1 người gặp vấn đề về liên quan đến trĩ.
Bệnh trĩ là gì ? Thế nào được gọi là bệnh trĩ ?
II) NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ TRĨ :
Nếu như chưa biết tại sao mà bệnh trĩ lại phổ biến đến như vậy thì 6 nguyên nhân gây bệnh ở dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được. Nguyên nhân dẫn đến trĩ đa phần đều xuất phát từ những yếu tố rất bình thường trong cuộc sống mà ai cũng có thể mắc phải.
Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện và điển hình nhất là táo bón gây ra bệnh trĩ. Táo bón kinh niên kéo dài chính là yếu tố góp phần lớn nhất khiến cho búi trĩ hình thành và sa ra ngoài. Vì khi bị táo bón thì phân khô cứng, khó đại tiện, phải rặn nhiều khiến cho áp lực lớn tác động lên niêm mạc hậu môn trực tràng làm suy yếu thành mạch máu, gây suy giãn tĩnh mạch.
Và không chỉ táo bón mà tiêu chảy kiết lỵ kéo dài liên tục cũng có thể gây ra bệnh trĩ do dễ làm tổn thương niêm mạc trực tràng.
Thứ hai là chế độ ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng, không đúng khoa học. Đó là thói quen ăn quá nhiều chất đạm, dầu mỡ, ít rau củ trái cây, thiếu chất xơ dẫn tới hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, phân khô gây khó khăn cho quá trình đại tiện, dễ làm tổn thương đám rối tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn.
Thứ ba cũng chính là thói quen hầu như không ai ngờ đến: việc ít uống nước, uống không đủ nước hằng ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị trĩ. Do thiếu nước cho quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn tới phân bị khô cứng làm suy yếu, cản trở sự co bóp của trực tràng, hậu môn.
Nguyên nhân và các đối tượng dễ mắc bệnh trĩ
Thứ tư là thói quen ngồi quá lâu, lười vận động. Thường xuyên lặp lại tình trạng này khiến toàn bộ áp lực trong cơ thể dồn xuống vùng hậu môn trực tràng, gây cản trở lưu thông máu ngược trở lại, làm tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch suy giãn, sưng phồng quá mức, gây ra bệnh trĩ.
Nguyên nhân thứ năm là yếu tố tâm lý và cụ thể là tình trạng căng thẳng stress. Những người hay bị căng thẳng đầu óc sẽ có nguy cơ bệnh trĩ cao do não bộ bị ức chế khiến hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, dễ bị rối loạn.
Cuối cùng là nguyên nhân bệnh trĩ khi mang thai ở chị em phụ nữ. Trong giai đoạn có bầu, cơ thể của phái đẹp có sự thay đổi lớn về nội tiết hormon dẫn đến tình bền vững của thành mạch bị giảm xuống. Cùng mới đó là sự xuất hiện của thai nhi làm tăng áp lực lên vùng xương chậu, vùng hậu môn khiến cho bệnh trĩ có nguy cơ xuất hiện tăng cao.
Ngoài 6 nguyên nhân bệnh trĩ trên thì còn có 2 yếu tố nữa cũng góp phần không nhỏ vào việc hình thành bệnh. Đó là yếu tố di truyền và tuổi tác:
+ Di truyền: nếu chúng ta có nhiều người thân trong gia đình bị bệnh trĩ và nhất là cha mẹ, ông bà ruột thì nguy cơ bị bệnh sẽ rất cao.
+ Tuổi tác: tuổi càng cao thì cấu trúc, chức năng của cơ thể càng suy yếu. Khi hệ thống tĩnh mạch, niêm mạc trực tràng hậu môn bị suy yếu thì khả năng cao hình thành các búi trĩ.
III) CÁC LOẠI BỆNH TRĨ MÀ BẠN CẦN PHẢI BIẾT :
Cách phân loại bệnh trĩ phổ biến nhất hiện nay là phân loại phụ thuộc vào vị trí hình thành của các búi trĩ. Theo cách phân loại này thì sẽ có 4 loại bệnh trĩ là:
+ Trĩ nội: các búi trĩ ở trên đường lược, sâu về phía trực tràng. Do đó ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ không thấy được hiện tượng búi trĩ trồi ra ngoài. Và chỉ đến giai đoạn cuối, từ cấp độ 3 trở đi thì búi trĩ mới sa ra hậu môn. Trĩ nội có 4 cấp độ :
Hình ảnh bệnh trĩ nội
+ Trĩ ngoại: búi trĩ hình thành ở dười đường lược, lòi ra khỏi hậu môn. Chính vì vậy người bệnh có thể thấy được búi trĩ hình thành khi còn nhỏ và ngay từ giai đoạn sớm. Cũng nhờ đó mà người bệnh trĩ ngoại thường phát hiện ra sớm hơn so với người bệnh trĩ nội.+Trĩ hỗn hợp: bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Hình ảnh bệnh trĩ ngoại
+ Trĩ vòng: có nhiều búi trĩ hình thành liên tục với nhau gần như tạo thành một vòng tròn.
Hình ảnh trĩ vòng
+ Trĩ hỗn hợp: Thông thường người bệnh trĩ có thể có một hoặc nhiều búi trĩ. Với trường hợp trĩ hỗn hợp thì người bệnh sẽ hình thành ít nhất 2 búi trĩ trở lên ở cả phía trên và phía dưới đường lược. Nghĩa là bệnh trĩ hỗn hợp sẽ bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại xảy ra đồng thời.
Hình ảnh trĩ vòng
IV) DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TRĨ :
Về dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ thì chúng ta sẽ phân ra làm 2 loại theo trĩ nội và trĩ ngoại. Nguyên nhân là do 2 thể bệnh trĩ này có các biểu hiện triệu chứng lâm sàng theo từng giai đoạn khá khác nhau.
1_) Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại:
Ngay trong giai đoạn đầu thì người bệnh trĩ ngoại đã có thể thấy được hình ảnh búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. Cùng với đó là các dấu hiệu đau nhức, ngứa ngáy, nhất là những lúc đi ngoài, đại tiện… Một số trường hợp khác có thể chảy máu nhưng mức độ rất ít và bệnh nhân hiếm khi để ý đến.
Hình ảnh bệnh trĩ ngoại
Bước sang thời kỳ tiến triển thì các triệu chứng bệnh trĩ ngoại sẽ biểu hiện rõ hơn rất nhiều. Cụ thể là các búi trĩ sẽ to ra, lớn hơn, sa nhiều ra ngoài hơn, nhất là những lúc đi ngoài. Người bệnh cũng sẽ bị chảy máu nhiều lúc đi ngoài. Triệu chứng này quan sát được rất rõ khi thấy phân bị lẫn máu màu đỏ. Cùng với đó bệnh trĩ giai đoạn này sẽ gây đau đớn ngứa ngáy liên tục gây bất tiện và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt làm việc của các bệnh nhân.
Trong giai đoạn cuối thì các búi trĩ sẽ phát triển lên mức cao nhất, rất to lớn, gây chèn ép gần như bít tắc cả lỗ hậu môn. Người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau dữ dội và nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn.
2_) Dấu hiệu bệnh trĩ nội:
Bệnh trĩ nội thường được chia ra thành 4 cấp độ khác nhau từ nặng cho đến nhẹ:
a) Cấp độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất khi búi mới hình thành, biểu hiện chủ yếu là chảy máu, đại tiện khó, phân lẫn máu. Ở cấp độ này thì búi trĩ còn nhỏ, chưa sa ra ngoài nên khi nội soi thường chỉ thấy niêm mạc trực tràng có các nốt to nhỏ khác nhau, mềm và có màu đỏ.
Xem thêm: >> Dấu hiệu trĩ nội theo 4 cấp độ, giai đoạn bệnh
b) Cấp độ 2: Là cấp độ mà búi trĩ phát triển lớn hơn, khi đi cầu, búi trĩ lộ ra ngoài hậu môn, thường có màu đỏ tím. Sau khi đại tiện thì búi trĩ có thể tự co lên được nhưng lúc này dễ ra máu, tiết dịch và gây đau đớn với tần suất và cường độ cao hơn.
Các cấp độ bệnh trĩ nội
c) Cấp độ 3: Tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, đau đớn gia tăng, búi trĩ rất dễ sa khỏi hậu môn và phải dùng tay ấn mới trở về vị trí ban đầu trong hậu môn. Nguy cơ viêm nhiễm rất cao.
d) Cấp độ 4: Đây là giai đoạn nặng và nguy hiểm nhất. Bệnh nhân sẽ chịu đau đớn kịch liệt, máu chảy nhiều màu đỏ sậm. Búi trĩ sa ra khỏi hậu môn và không thể thu vào dù có sử dụng tay. Bệnh ở cấp độ này dễ gây cản trở cho việc lưu thông máu, tắc nghẽn hậu môn do búi trĩ lớn, nguy cơ gây biến chứng như nhiễm trùng lan lên đến đại tràng.
V) CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ HIỆU QUẢ :
Điều trị bệnh trĩ là một phần không thể thiếu trong đời sống của các bệnh nhân. Nếu không điều trị sớm thì trĩ sẽ ngày càng tiến triển nặng nề hơn và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó ngay khi phát hiện thì người bệnh trĩ cần phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp.
Hiện nay có 2 cách thức điều trị bệnh trĩ chính là liệu pháp nội khoa chữa trị tại nhà và liệu pháp ngoại khoa phẫu thuật. Trong đó thì nội khoa lại được chia ra làm 2 phương pháp chính là sử dụng thuốc tây y và thảo dược thiên nhiên. Mỗi cách chữa bệnh đều có những ưu điểm riêng mà chúng ta nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định áp dụng. Cụ thể là:
+ Thuốc tây y sẽ giúp người bệnh trĩ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đau nhức, sưng viêm ngứa, chảy máu… nhưng ngừng thuốc thì lại tái phát trở lại. Nguyên nhân bởi vì thuốc tân dược không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh. Hơn nữa khi dùng thuốc kéo dài hoặc dùng không đúng liều lượng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc tây y
+ Phương pháp phẫu thuật thường chỉ được dùng trong giai đoạn nặng khi các phương pháp chữa trị khác không mang lại hiệu quả. Phương pháp này sẽ loại bỏ hoàn toàn búi trĩ. Tuy nhiên lại gây đau đớn nhiều và cần thời gian để người bệnh phục hồi. Và sau khi phẫu thuật người bệnh cần phải có các biện pháp phòng ngừa để hạn chế trĩ tái phát trở lại.
Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật
+ Sử dụng thảo dược thiên nhiên là phương pháp chữa bệnh trĩ an toàn mà lại hiệu quả cao. Hiệu quả của thảo dược rất bền vững và lâu dài do tác động chính vào căn nguyên của bệnh. Nhưng nhược điểm lớn nhất của liệu pháp này là thời gian tác dụng chậm, phải kéo dài và cần người bệnh phải kiên trì áp dụng thường xuyên.
Điều trị bệnh trĩ bằng đông ý
VI) BONIVEIN – DỨT ĐIỂM BỆNH TRĨ AN TOÀN CÔNG NGHỆ THẢO DƯỢC HIỆN ĐẠI TỪ CANADA :
BoniVein là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên dành cho người bệnh trĩ. Với thành phần đa dạng toàn diện bao gồm 9 loại thảo dược được nghiên cứu và chọn lọc trên toàn thế giới (Hạt dẻ ngựa, lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, bạch quả, hòe…) BoniVein sẽ đi sâu vào loại bỏ căn nguyên gây ra trĩ và mang lại hiệu quả tối ưu, vượt trội.
Sử dụng BoniVein sẽ giúp tăng cường bền vững thành mạch, niêm mạc, phục hồi lại những tổn thương từ đó làm co nhỏ các búi trĩ hoàn toàn tự nhiên, không gây đau đớn. Hơn nữa BoniVein chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính không gây ra tác dụng phụ gây hại.
Bonivein - sản phẩm chữa bệnh trĩ, suy giãn tĩnh mạch an toàn
Đặc biệt ưu điểm đột phá tạo nên sự khác biệt của BoniVein so với các sản phẩm bệnh trĩ thông thường nằm ở công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới. Đó chính là công nghệ Siêu nano Microfluidizer. Với công nghệ tiên tiến này, các thành phần trong BoniVein sẽ được bào chế dưới dạng hạt kích thước siêu nhỏ (<70 nm) giúp tối đa khả năng hấp thu và tăng cường hiệu quả tác dụng lên gấp hàng chục lần.
VII) CÓ CÁCH NÀO PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ TRIỆT ĐỂ HAY KHÔNG ?
Nếu như chưa bị trĩ thì bạn phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này ngay từ bây giờ đi:
1_) Bệnh trĩ nên ăn gì ?
Khắc phục triệt để táo bón, không để kéo dài. Vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần tăng cường lượng chất xơ hấp thu vào cơ thể trong mỗi bữa ăn. Nguồn bổ sung chất xơ nhiều nhất là gì ? Đó là từ rau xanh, củ quả, trái cây. Chúng không chỉ cung cấp chất xơ để ổn định tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón mà còn mang đến cho chúng ta hàng loạt các vitamin và khoáng chất cần thiết khác.
2_) Bệnh trĩ nên uống gì ?
Và không thể thiếu được đó là uống nhiều nước mỗi ngày để ổn định hoạt động tuần hoàn máu, hạn chế ứ đọng máu. Nước còn giúp phân mềm ra và tránh được táo bón.
Nước còn giúp phân mềm ra và tránh được táo bón
3_) Bệnh trĩ nên kiêng ăn uống gì ?
Tiếp theo bạn cần phải hạn chế những đồ ăn thức uống sau: đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ hay rượu bia các đồ uống chứa chất kích thích…Chúng đều có thể gây ra táo bón cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hệ tiêu hóa.
4_) Thay đổi thói quen sinh hoạt :
Thói quen đi đại tiện hằng ngày cũng cần phải khoa học phù hợp, nếu không thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc trĩ: không nên rặn khi đi vệ sinh (vì dễ gây tổn thương niêm mạc hình thành búi trĩ), tập thói quen đi đại tiện vào thời điểm cố định trong ngày và nên dùng giấy mềm, giấy ẩm hoặc dùng nước ấm để làm sạch sau khi đi vệ sinh để tránh những tổn thương không đáng có. Hơn nữa tư thế ngồi đại tiện phải đúng sao cho phần đùi và bụng tạo thành 1 góc 45 độ.
5_) Có chế độ tập luyện thể thao hợp lý :
Một chú ý nữa để phòng ngừa trĩ là hãy vận động thường xuyên, đi bộ, tập thể dục, chơi thể thao chứ không nên nằm lỳ hay ngồi lỳ 1 chỗ quá nhiều.
Hi vọng với những chia sẻ của Cẩm Nang Chữa Bệnh Trĩ sẽ giúp mọi người có 1 cái nhìn đầy đủ nhất về căn bệnh oái oăm này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét