Khi lưu lượng máu đến 1 số bộ phận của cơ thể của bạn bị giảm, bạn bắt đầu gặp phải các triệu chứng của tuần hoàn não kém. 1 số bộ phận bị ảnh hưởng là bàn tay và bàn chân của bạn, nhưng có 1 số cơ quan rất quan trọng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tuần hoàn máu kém, chẳng hạn như não bộ và trái tim của bạn
Thứ nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ
Bộ não nhận được khoảng 20% lượng máu lưu thông khắp cơ thể. Điều này có nghĩa rằng não đòi hỏi rất nhiều máu để hoạt động tốt. Khi máu đến não không đầy đủ, bạn có thể gặp phải các các vấn đề như cảm giác thờ ơ, hay quên, suy nghĩ chậm chạp, thường xuyên cảm thấy đau đầu và chóng mặt
Thứ hai là ảnh hưởng đến tim
Khi trái tim của bạn bị ảnh hưởng bởi tuần hoàn não kém, bạn có thể bị cao huyết áp, tăng cholesterol và đau ngực. Bạn có thể cảm thấy kiệt sức khi thực hiện những công việc như đi lên cầu thang
Vấn đề thứ ba là ảnh hưởng đến thận:
Chức năng của thận không chỉ là loại bỏ chất thải và nước từ cơ thể. Thận cũng giúp kiểm soát và theo dõi huyết áp. Khi thận của bạn bị ảnh hưởng bởi tuần hoàn máu kém, bạn có thể bắt đầu nhận thấy bàn tay, mắt cá chân và bàn chân của bạn sưng. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi và huyết áp cao.
Đường đi xa nhất của máu là đến tay, chân. Tuần hoàn máu kém có thể gây tê ở tay, ngón tay hoặc bàn chân. Tuần hoàn máu kém cũng có thể gây giãn tĩnh mạch thường có thể được xem như là những chỗ phình ra có thể nhìn thấy ở chân và sự đổi màu da màu xanh, đen, đỏ hoặc nhạt màu. Ngoài ra, các vấn đề về lưu thông máu có thể gây ra chuột rút ở chân rất khó chịu, đặc biệt là khi bạn đang nằm ngủ.
Gan đòi hỏi tuần hoàn máu tốt để thực hiện đầy đủ chức năng giải độc cho cơ thể. Tuần hoàn máu kém đến gan của bạn có thể gây ra 1 loạt các triệu chứng bao gồm ăn không thấy ngon, giảm cân đột ngột và không giải thích được và thay đổi màu da.
Và dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tuần hoàn não:
Bạn có thể bắt đầu có các triệu chứng của tuần hoàn máu kém nếu bạn có bệnh mạch máu ngoại biên hoặc bệnh động mạch ngoại vi. Bệnh mạch máu ngoại biên xảy ra khi mạch máu bên ngoài não bộ và tim bắt đầu thu hẹp và hạn chế lưu lượng máu. Bệnh động mạch ngoại vi là kết quả của chất béo lắng đọng bên trong thành của động mạch, làm giảm hoặc thậm chí ngăn chặn tuần hoàn máu. Yếu tố nguy cơ bệnh mạch máu ngoại biên và bệnh động mạch ngoại biên bao gồm các yếu tố sau: hút thuốc lá, huyết áp cao, béo phì, lối sống ít vận động, tiểu đường, giới tính, lịch sử gia đình và tuổi tác.v.v…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét