Với những trẻ còn quá nhỏ, chưa thể nói cho bạn biết những khó chịu khi bị ho. Vì thế, việc theo dõi sức khỏe của trẻ khi ho là điều cần thiết.
Trẻ nhỏ dễ bị ho, khiến cha mẹ phải lo lắng. Thực ra, có những trẻ nhỏ sáng ngủ dậy ho nhẹ mấy tiếng, chẳng qua là đẩy nhớt nhãi, đờm mà ban đêm tích trong cổ họng ra ngoài, chứ không phải bị ốm đau gì. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ ho là dấu hiệu của bệnh. Vì vậy, việc theo dõi sức khỏe khi bé ho là điều rất cần thiết.
+ Ho kèm khò khè: Trẻ khò khè, phát ra âm thanh khi thở ra, do bé bị hen hoặc viêm phế quản. Hoặc nghiêm trọng hơn là do trẻ ho sặc vật lạ vào phổi. Khi thấy bé bị ho và khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện.
+ Ho về đêm: Nhều bệnh ho nặng về đêm, như khi trẻ cảm lạnh, viêm xoang, đàm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho khi trẻ ngủ. Tình trạng này chỉ nghiêm trọng khi trẻ ho, không ngủ được. Trẻ bị hen cũng hay ho về đêm do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm, dễ kích ứng về đêm. Đặc biệt, với trẻ hen suyễn sau khi tập thể dục hoặc vui chơi quá mệt, sẽ dễ thở khò khè và ho nhiều. Trường hợp nặng, trẻ thở nhanh, lồng ngực co rút.v.v..., rất nguy hại cho tính mạng của trẻ.
+ Viêm tiểu phế quản có xu hướng ảnh hưởng mạnh tới bé dưới 6 tháng tuổi (có thể lên tới 1 tuổi). Dấu hiệu ban đầu như cảm lạnh, tiến tới là ho, thở nhanh, khó ăn trong 2 tới 3 ngày.
+ Ho gà bắt đầu với dấu hiệu sổ mũi, ho khan. Cơn ho kéo dài hàng tháng và có thể xảy ra với bé đã được tiêm chủng.
+ Nhiễm trùng ngực ảnh hưởng tới các bé mọi lứa tuổi. Triệu chứng bao gồm sốt cao, lười ăn, thở gấp và ho.
+ Ho nhiều vào ban ngày: Không khí lạnh hay trẻ hiếu động có thể ho nhiều vào ban ngày. Các bà mẹ cần chú ý, thuốc xịt phòng, chim, chó, mèo, hay khói thuốc lá, khói than.v.v.... có thể làm trẻ ho.
+ Cân nặng, chiều cao của bé.
+ Bé được mấy tháng tuổi.
+ Chế độ ăn, uống sữa của bé như thế nào, bé có hay bú vào ban đêm không?
+ Ngoài triệu chứng ho, bé có chảy mũi hoặc nôn ói, khò khè.v.v..., gì không?
Với triệu chứng ho kéo dài 3 tháng, bé hay ho vào ban đêm hoặc gần sáng, đã điều trị nhiều thuốc kháng sinh nhưng vẫn không khỏi, có thể do chưa điều trị được căn nguyên nguồn gốc của căn bệnh hoặc do dùng thuốc nhưng chưa đủ liều, chưa đủ thời gian (khi thấy bé bớt là ngưng dùng thuốc).v.v....
Nếu loại trừ được nguyên nhân do dùng thuốc chưa đủ liều và chưa đủ thời gian, sơ bộ BS nghĩ đến các bệnh lý sau:
+ Suyễn
+ Trào ngược dạ dày, thực quản.
+ Hội chứng chảy mũi sau
+ Ô nhiễm không khí.v.v....
Tuy nhiên, để có chẩn đoán chính xác, em nên cho bé đến BV Nhi Đồng khám tìm nguyên nhân và chữa trị đúng bệnh.
2) Trẻ ho về đêm có nguy hiểm? Rất nguy hiểm là khác các mẹ cần chú ý nhé.
Ho là một triệu chứng của khá nhiều nguyên nhân bệnh, đặc biệt là các bệnh có ảnh hưởng đến hô hấp như: đường hô hấp dưới, viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm phế quản, hen suyễn, viêm tai giữa, viêm xoang.v.v.... Khiến cho trẻ con rất dễ bị ho.
Bé không ho vào ban ngày vì thời điểm này cháu đang ở tư thế vận động, các chất tiết thoát ra ngoài 1 cách dễ dàng .Nhưng ban đêm, khi ngủ, các chất tiết ứ đọng trong cổ gây kích thích ho.
Nguyên nhân gây ho kéo dài về đêm thường là do viêm mũi xoang. Cháu kêu đau bụng, vì khi ho các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ. Cơn ho kéo dài tới 30 phút nên cháu bị đau bụng. Nên hút đờm nhớt và xịt nước biển cho bé. Nếu không, đờm nhớt sẽ làm bé nghẹt thở.
Chỉ nên cho bé ăn ít ăn thức ăn đặc, nhưng tốt nhất là chia thành nhiều lần trong ngày. Nếu cháu bé bị nôn thì ngay sau đó nên cho ăn tiếp, cháu sẽ không bị nôn nữa. Bạn nên giữ ấm cho cháu. Ðề phòng những cơn lạnh đột ngột. Cho cháu nằm sấp hay nằm nghiêng hẳn sang một bên vào buổi đêm để cho chất dịch không chảy vào họng gây ho.
Có thể cho bé uống một thìa mật ong nhỏ trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp làm dịu các cơn ho vào ban đêm, giúp trẻ có được giấc ngủ ngon.
Cần nhắc lại, ho là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng có khi là phản ứng có lợi cho cơ thể trẻ. Điều trị bé ho không đơn giản trước tiên ta phải điều trị nguyên nhân gây bệnh. Nếu ho kéo dài không giảm hoặc có gì bất thường, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng đắn, kịp thời.
Nguồn: http://suckhoedoisong24h.com/threads/ve-dem-be-nha-ban-hay-bi-ho-phai-lam-sao-day.225/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét