Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Ngộ nhận thường gặp về bệnh đái đường

Nhiều người cho rằng ăn nhiều đường là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2, bệnh không nghiêm trọng như tiểu đường type 1, có thể chữa trị.

Bệnh đái đường ảnh hưởng đến 29,1 triệu người ở Mỹ, chiếm khoảng 9% dân số. Trong đó, tiểu đường type 2 chiếm 90 tới 95%. Những ngộ nhận về bệnh dễ dẫn đến định kiến, kỳ thị. CNN đưa ra 1 số hiểu lầm phổ biến về căn bệnh thường gặp này.

1) Ăn nhiều đường là nguyên nhân gây tiểu đường type 2
Sự thật không phải vậy: Các chuyên gia không hoàn toàn xác định được chính xác những gì có thể gây ra bệnh tiểu đường. Insulin là 1 hormone có vai trò kiểm soát lượng đường trong máu. Trong tiểu đường type 2, cơ thể trở nên đề kháng hay không sản xuất đủ insulin, dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, muối, đường cholesterol là 1 phần quan trọng trong giữ gìn sức khỏe.

2) Người bệnh đái đường cần ăn 1 chế độ ăn đặc biệt
Sự thật không phải vậy: Ăn những thực phẩm dành riêng cho người tiểu đường hay ăn kiêng là không cần thiết. Trong thực tế, những thực phẩm này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, khá đắt đỏ. Thay vào đó người bệnh nên có 1 chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, cholesterol, muối. Nên ăn các loại rau tươi, trái cây tươi, các loại hạt. Chuyên viên dinh dưỡng có thể giúp bạn đạt được mục tiêu ăn uống lành mạnh mà không cần bất kỳ loại thực phẩm đặc biệt.

Ngộ nhận thường gặp về bệnh đái đường


3) Người thừa cân, béo phì sẽ phát triển tiểu đường type 2
Sự thật không phải vậy: Thừa cân, béo phì là 1 trong số những yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh. Tuy nhiên không phải tất cả những người thừa cân, béo phì đều mắc bệnh. Những yếu tố khác như tiền sử gia đình, trên 40 tuổi, vùng địa lý.v.v... cũng góp phần dẫn đến bệnh.

4) Tiểu đường luôn có những triệu chứng cảnh báo
Sự thật không phải vậy: Các triệu chứng của bệnh đái đường loại 2 có thể phát triển chậm. Trung tâm kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ CDC ước tính khoảng 8 triệu người không biết mình đang mắc bệnh. Các triệu chứng ban đầu thường mơ hồ nên nhiều người không thể nhận ra ngay lập tức. Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh biểu hiện với các triệu chứng như đi tiểu nhiều, khát, đói. Các triệu chứng khác bao gồm giảm cân, mệt mỏi, nhìn mờ, vết thương chậm lành...

5) Tiền tiểu đường là không có gì để lo lắng
Sự thật không phải vậy: Tiền tiểu đường khiến bạn có nguy cơ cao phát triển bệnh đái đường type 2. Các nghiên cứu cho thấy có thể làm giảm khả năng mắc bệnh đến 58% nếu giảm 7% trọng lượng cơ thể, tập thể dục vừa phải trong nửa tiếng mỗi ngày, 5 ngày 1 tuần.

6) Tiểu đường type 2 không nghiêm trọng như tiểu đường type 1
Sự thật không phải vậy: Cả 2 loại bệnh đái đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Các biến chứng bao gồm bệnh thận, bệnh thần kinh, giảm thị lực, đoạn chi, đau tim, đột quỵ... Bệnh đái đường type 2 nếu kiểm soát, quản lý tốt có thể giúp ngăn ngừa hay trì hoãn các biến chứng.

7) Bệnh đái đường type 2 không cần insulin
Sự thật không phải vậy: Nhiều người kiểm soát bệnh bằng cách ăn uống lành mạnh, giảm cân, tập thể dục, uống thuốc. Khi bệnh tiến triển, hầu hết mọi người cần điều trị bằng insulin. Sử dụng phương pháp này không có nghĩa là bạn đã thất bại trong việc quản lý bệnh, chỉ là bệnh đang thay đổi.

8) Tiểu đường type 2 có thể chữa trị
Sự thật không phải vậy: Không có cách chữa cho bệnh đái đường type 2. Bệnh có thể kiểm soát với những thay đổi lối sống, thuốc uống, insulin. Trong 1 số trường hợp, có thể đưa mức đường máu trở lại bình thường, dừng thuốc nhưng nguy cơ tái phát khá cao. Người bệnh đã thuyên giảm cần duy trì trọng lượng, ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất phù hợp.

9) Người bệnh đái đường không thể ăn đường, đồ ngọt hay tinh bột
Sự thật không phải vậy: Tinh bột, trái cây, đường, rượu, thậm chí hạt chứa carbohydrate có thể sử dụng với sự kiểm soát hợp lý. Cần làm việc với các chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ dinh dưỡng hợp lý.

10) Người bệnh đái đường không thể duy trì 1 cuộc sống tích cực
Sự thật không phải vậy: Cuộc sống năng động, tích cực là rất quan trọng để kiểm soát bệnh. Tập thể dục làm tăng độ nhạy cảm insulin nên các tế bào có thể sử dụng insulin tốt hơn. Nên thiết lập những bài tập hàng ngày hợp lý, đặc biệt là những người đã có biến chứng tiểu đường.

Nhờ sử dụng Bonidiabet giờ lượng đường huyết của Cô Minh đã ổn định:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét