Báo động đái tháo đường thai kỳ tăng đột biến cán mốc 20,9% - Với sự
phát triển của y học hiện nay thì việc mang thai đã phần nào bớt đi những khó
khăn và nguy hiểm. Tuy vậy, thời đại mới lại tiềm ẩn nguy cơ mới. Tháng 8 năm 2018 Vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em
đã đưa ra Hướng dẫn quốc gia về đái tháo đường thai kỳ cho thấy tỷ lệ đái tháo
đường năm 2016 là 20,9%
1. Những con số đáng giật mình
Thông qua
các nghiên cứu tại các bệnh viện từ tuyến tỉnh đến trung ương, tỷ lệ phụ nữ
mang thai mắc đái tháo đượng thật khiến người ta phải lo lắng. Năm 1999 trong
1000 bà bầu thì chỉ có 37 người bị bệnh
tiểu đường thai kỳ tương đương 3,7% . Đến năm 2012 tại bệnh viện Nguyễn
Tri Phương ghi nhận 51/1000 mẹ mắc tiểu đường thai kỳ. Nhưng đến năm 2016 và
2017 nghiên cứu thu thập số liệu từ tất cả các phụ nữ đến tầm soát thì tỷ lệ tiểu
đường trong giai đoạn thai sản đã tăng vọt lên 20,9% và 18,9%. Đây chính là hồi
chuông cảnh báo sự cấp thiết của việc đưa ra các biện pháp ngăn ngừa cũng như
điều trị đái tháo đường thai kỳ.
2. Chuyên gia hướng dẫn cách ngăn
ngừa bệnh thời đại
Để hạn chế
tăng đường huyết trong thời kỳ mang thai các bà mẹ được khuyên nên thực hiên chế
độ ăn lành mạnh và có các hoạt động thể dục phù hợp.
Chế độ ăn
lành mạnh được phản ánh qua chỉ số cân nặng BMI (cân nặng/(chiều cao x2)) của
cơ thể, bà bầu không nên để BMI cao quá
25. Với những người béo phì nên giảm cân trước khi mang thai. Hạn chế ăn mặn và
sử dụng rượu bia. Không nên ăn quá nhiều đường, chất béo, nên bổ sung đầy đủ chất
xơ. Đồng thời các sản phụ cũng nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức,
ngô, mè... Các mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, không nên ăn một bữa
quá no.
Hoạt động
thể dục cũng giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ, giúp kiểm soát đường huyết và
mỡ máu. Theo hướng dẫn của Bộ y tế, thai phụ nên đi bộ nhẹ nhàng 30 phút trong
ngày hoặc tập tay khi ngồi 10 phút sau ăn. Đôi với những phụ nữ chuẩn bị mang
thai thì nên tích cực tập luyện thể dục thể thao như aerobic, chạy bộ, nhảy hiện
đại,…
3. Không nên quá hoảng loạn khi mắc
đái tháo đường thai kỳ
Khi biết
mình bị bệnh các mẹ rất lo lắng, tuy
nhiên việc giữ tâm lý luôn thoải mái trong 9 tháng 10 ngày là vô cùng quan trọng
vì nhờ y học phát triển sức khỏe của mẹ và bé hoàn toàn có thể kiểm soát tốt.
Thay vì suy nghĩ tiêu cực bà bầu nên tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ và
thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Thai phụ có thể tham khảo chế độ ăn ‘1
phần 4’ tức là chia đĩa ăn thành 4 phần trong đó 1 phần tinh bột, 1 phần đạm và
2 phần rau củ. Theo dõi đường huyết thường xuyên, tốt nhất là nên có máy đo đường
huyết cá nhân, để đảm đường huyết ở mức an toàn, tránh tình trạng đường máu quá
cao hoặc hạ đường huyết quá mức do kiêng khem nghiêm ngặt.
Đái tháo
đường thai kỳ ngày càng gia tăng và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho mẹ và
bé. Viêc điều trị và phòng ngừa bệnh lý này cần sự hợp tác của cả bệnh nhân và
bác sĩ. Đa số các bệnh nhân đều kiểm soát được mức đường huyết trong giới hạn mục
tiêu bằng chế độ ăn và vận động mà không cần dùng thêm các thuốc hạ đường huyết
khác.
Tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho bệnh
Công
ty Botania cho
ra đời sản phẩm Bonidiabet giúp bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường ổn định được lượng
đường trong máu. Sản phẩm đã được cục vệ sinh an toàn thực phẩm cấp phép quảng
bá và lưu hành toàn quốc.
Xem thêm
thông tin về sản phẩm Bonidiabet tại đường dẫn dưới đây:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét