Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU – BỆNH LÝ KHÔNG THỂ CHỦ QUAN

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một trong số những bệnh lý thường gặp nhất trong cộng đồng dân cư, từ độ tuổi mới sinh cho đến lúc về già. Đây là tình trạng bệnh lý trong đó đường tiết niệu (bất cứ vị trí nào từ lỗ niệu đạo cho tới vỏ thận) bị vi trùng tấn công gây viêm. Mặc dù tình trạng viêm nhiễm và các triệu chứng có thể khu trú ở 1 vị trí, nhưng vi trùng có mặt trong nước tiểu là nguy cơ chung cho toàn bộ hệ thống đường tiết niệu.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa, điều trị viêm đường tiết niệu ở nam giới.
I. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam giới
- Phì đại tuyến tiền liệt gây tình trạng tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu
- Do vi khuẩn: thường là vi khuẩn E.Coli gây ra. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của các vi khuẩn khác như : Klebsiella species, proteus, tụ cẩu khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm….
viêm đường tiết niệu
- Bệnh sỏi thận
- Hẹp niệu đạo
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai
- Do tiếp xúc với một số hóa chất có trong xà phòng, nước hoa, bao cao su, thuốc mỡ,…
- Do chấn thương dương vật như cọ sát quần áo thô vào, tình dục mạnh, thủ dâm mạnh
Để điều trị dứt điểm viêm tuyến tiền liệt thì cần phát hiện sớm nguyên nhân để điều trị kết hợp.
II. Những triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu
-  Cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục, nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi vệ sinh rất ít
-  Đau buốt khi đi tiểu, cảm giác như kim châm giữa những lần đi tiểu
-  Đau vùng bụng dưới và đau lưng, cảm giác nóng rát vùng bụng dưới
-  Sốt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau lưng nếu bị viêm thận
-  Nước tiểu chuyển màu, tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi
- Dịch mủ chảy ra từ dương vật nếu là viêm niệu đạo
III. Viêm đường tiết niệu là bệnh rất hay gặp, để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần chú ý một số điều sau:
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Không nhịn tiểu mỗi lần buồn tiểu
- Mỗi khi tiểu tiện hay đại tiện cần lau từ trước ra sau để tránh sự lây lan vi khuẩn từ hậu môn lên niệu đạo
- Đi tiểu ngay sau khi có quan hệ tình dục
- Tránh kích thích niêm mạc đường sinh dục như dùng các loại sản phẩm xịt thơm, vòi xịt,…
IV. Theo vị trí giải phẫu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu được chia làm 2 loại:
-Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thấp gồm: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt
- Nhiễm khuẩn tiết niệu cao ( thận) : viêm thận bể thận cấp và mãn tính.
Khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thấp bệnh nhân vẫn cần được điều trị tích cực, không được chủ quan vì vi khuẩn có thể đi từ niệu đạo lên bàng quang, niệu quản lên thận hoặc qua ống dẫn tinh vào tuyến tiền liệt gây ra nhiễm khuẩn tiêt niệu cao. 80% các trường hợp viêm thận bể thận cấp là do E.Coli gây ra, khi vi khuẩn này đi ngược từ niệu đạo và bàng quang lên thận.
V. Quan niêm “ bệnh viêm đường tiết niệu có gì đáng lo, chỉ cần dùng kháng sinh là khỏi” liệu có đúng?
Thông  thường, khi bị viêm đường tiết niệu, bệnh nhân thường ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống và cảm thấy rất yên tâm vì hiệu quả nhanh, nhưng về lâu dài, liệu cách làm này có thực sự an toàn?
- Kháng sinh là con dao 2 lưỡi, ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn có hại thì kháng sinh cũng tiêu diệt vi khuẩn có lợi, làm hệ vi khuẩn có lợi đường tiết niệu yếu đi, dễ mắc các bệnh khác
- Việc dùng kháng sinh cũng gây ra những tác dụng phụ khác như mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, nóng trong người,…
-  Thói quen sử dụng kháng sinh không đủ liều, không đủ thời gian, cứ thấy triệu chứng cải thiện là không dùng nữa gây ra tình trạng kháng thuốc. Những vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết sẽ kháng kháng sinh và khiến bệnh dễ tái phát trở lại.
-  Viêm đường tiết niệu do nhiều nguyên nhân, nếu không tìm hiểu và điều trị nguyên nhân mà chỉ dùng kháng sinh thì việc dùng kháng sinh chỉ có tác dụng tạm thời và bệnh tái phát nhiều lần, dễ chuyển thành mạn tính
VI. Vậy giải pháp nào cho bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu?
Sử dụng thảo dược trong điều trị vẫn luôn là giải pháp an toàn, hiệu quả, lâu dài và tránh tái phát
1. Cây tầm ma: được các nhà khoa học nghiên cứu là có tác dụng kháng viêm và ngăn chặn sự phát triển của mô tuyến tiền liệt. Ủy ban châu Âu và tổ chức WHO đã công nhận tất cả các “chứng minh lâm sàng” về việc sử dụng rễ của cây tầm ma trong “điều trị viêm đường tiết niệu và phì đại tuyến tiền liệt lành tính từ thể nhẹ đến trung bình” là có hiệu quả.
2. Bồ công anh: Bồ công anh  là kháng sinh thực vật, phòng ngừa và cải thiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó ở bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến và viêm đường tiết niệu.
3. Uva Ursi, Cran berry, buchu leaf: ngăn chặn vi khuẩn bám dính vào thành bàng quang, thành niệu đạo để gây bệnh. Đồng thời còn có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
Tpbvsk BoniMen của Canada là sự kết hợp tối ưu của tất cả các thảo dược kinh điển trên. Bên cạnh đó, BoniMen còn rất hiệu quả cho những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu do phì đại tuyến tiền liệt. BoniMen chứa quả cọ lùn, hạt bí đỏ, pygeum africanum giúp co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt và giảm các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt, giảm tình trạng nước tiểu ứ đọng tại đường tiết niệu. Do điều trị cả nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu nên BoniMen ngăn ngừa tái phát viêm đường tiết niệu, hiệu quả lâu dài và rất an toàn, không có tác dụng phụ.
Ghi nhận của những bệnh nhân sử dụng BoniMen cho thấy, các triệu chứng tiểu buốt,rát, tiểu đục, tiểu khó giảm rất nhanh sau khi sử dụng 1 - 2 lọ, những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu mãn tính cũng đã quay trở lại cuộc sống bình thường.
Mời các bạn xem chia sẻ của bệnh nhân sử dụng BoniMen tại đây

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Cách hạ huyết áp đơn giản tại nhà không cần đến bác sĩ

Cao huyết áp gây hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân như rối loạn chức năng động mạch vành, tim mạch…Do vậy, bạn cần hết sức chú ý đến việc cần phải điều trị bệnh càng nhanh càng tốt.
Huyết áp có thể tăng cao đột biến vào một thời điểm nào đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Đồng thời nó còn khiến tính mạng của bạn luôn ở trong trạng thái cảnh báo có thể xảy ra về tính mạng vào bất cứ lúc nào với những hệ lụy mà nó gây ra cho bạn về vấn đề tim mạch, các bệnh động mạch vành..
Nếu đang nằm trong tình trạng cao huyết áp bạn có thể áp dụng những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh bởi sức khỏe đời sống 24h giới thiệu dưới đây để điều hòa, ổn định huyết áp cho bạn.
Điều trị cao huyết áp bằng củ tỏi
Nguyên liệu:
-100g tỏi
- 100g đỗ trắng
- 2000g nước sạch.
Cách làm:
Tỏi bóc sạch vỏ, lấy phần bên trong tỏi. Đỗ trắng ngâm cho nở rồi rửa kỹ bỏ vào nồi cùng với nước và tỏi, nêm gia vị vào để món ăn được đậm đà và hiệu quả hơn. Đun đến khi sôi thì cho nhỏ lửa xuống để ninh nhừ.
Sử dụng:
Sau đó bạn ăn cả cái và cả nước của món ăn này. Tuần đầu tiên mới ăn có thể rất khó ăn bạn có thể dùng trong vòng 1 lần/tuần, tiếp sau đó tăng dần theo số lượng tuần. Tuần 2 là 2 lần một tuần, tuần 3-4 tăng lên 3-4 lần một tuần.
Sau 1 tháng bạn đo lại huyết áp sẽ thấy hạ xuống một cách đáng ngạc nhiên. Sau khi hạ được huyết áp an toàn bạn có thể duy trì chế độ ăn này 1 tháng một lần để điều hòa huyết áp và phòng tránh bệnh không bị tái phát.
Chữa huyết áp cao bằng củ lạc
Bài 1
Lấy một lượng vừa phải lạc nhân đang còn lớp vỏ ngoài, cho vào lọ dấm để ngâm. Sau khoảng thời gian 5-7 ngày có thể đem ra sử dụng được.
Mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối. Dùng 10-15 hạt/ lần, nhai tỏi ngâm để thấy có hiệu quả cao trong điều hòa huyết áp cho người bị huyết áp cao.
Bài 2:
Dùng 100g lạc nhân, sắc lấy nước để uống liên tục trong nhiều ngày. Hoặc bạn có thể áp dụng công thức: Tán nhỏ lạc rồi xay mịn thành bột. Dùng mỗi lần khoảng 10g
- Lấy vỏ lạc 100g, sắc nước uống thay trà trong ngày; hoặc vỏ lạc đem đập nhỏ, xay mịn, cất vào lọ nút kín dùng dần; hàng ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần 10g, dùng nước ấm chiêu thuốc.
Chú ý khi chọn lạc làm thuốc nên tránh dùng phải những hạt bị mốc, thối trắng nếu không chúng sẽ khiến cơ thể để tránh gây hại.
Chế độ dinh dưỡng cho người huyết áp cao
Hạn chế uống rượu
Phải biết hạn chế rượu, bia không uống nhiều hơn 3 ly rượu nhỏ trong một ngàu ngày để có sức khỏe tốt, tránh tăng cao huyết áp cho bạn.
Tăng cường sử dụng với bơ thực vật
Chất béo bão hòa mỡ động vật sẽ khiến điều hòa được lượng mỡ trong máu. Do vậy, các chuyên gia y tế khuyên rằng bạn nên ăn dầu thực vật thay cho mỡ động vật.
Giữ cân nặng 'vượt chuẩn'
Béo phì, thừa cân là một trong những lý do hàng đầu gây mỡ máu cao, tăng cao huyết áp cho bạn. Bởi vậy, bạn cần giữ cơ thể luôn ở mức "cân bằng".
Không ăn mặn
Ăn mặn là thói quan khiến bạn bị tăng huyết áp cao. Hàng ngày bạn chỉ nên ăn 7g để đủ dưỡng chất cho cơ thể hoạt động thôi nhé!
Hạn chế ăn thịt
Protein trong thịt cao. Nếu bạn thu nạp nhiều món thịt sẽ khiến mỡ máu tăng lên cao, hay nhiễm độc cảm thấy ngứa ngáy khắp ngửa.
Bởi vậy, bạn nên hạn chế việc ăn thịt, đặc biệt là vào ban đêm sẽ gây hại khôn lường.
Ưu tiên các đồ ăn ít chất béo
Loại bỏ chất béo ra khỏi bữa ăn và tăng cường sử dụng các thực phẩm ít chất béo, lành mạnh là điều nên làm với người cao huyết áp.
Bổ sung nhiều rau quả chứa kali
Kali sẽ giúp điều hòa và ổn định huyết áp của bạn. Các loại thực phẩm như rau xanh, các loại rau như nho, chuối, cà chua,...

7 điều bác sỹ thường hay không nói với bạn

Tại sao không ai nói cho tôi trước đây? Đó là những câu hỏi nhiều người bị bệnh tiểu đường tự nhủ vào một thời điểm nào đó.
Thật quan trọng khi đọc về các tác dụng phụ thuốc của bạn đang sử dụng.
Lượng thông tin về bệnh tiểu đường sức khỏe đời sống 24h đưa ra thay đổi đáng kể từ bác sĩ này sang bác sĩ khác và có một số điểm chính về tiểu đường mà các người bệnh thường không nhận thấy được. 7 thông tin chính hay bị lãng quên.
Tác dụng phụ của thuốc
Trước khi bạn được kê một đơn thuốc, bác sĩ điều trị riêng của bạn nên cho bạn biết được tác dụng phụ hay chí ít cũng hướng dẫn bạn đọc về tác dụng phụ trong mục thông tin của người bệnh, kèm với thuốc, trước khi chữa trị.
Tuy vậy bác sĩ thường bỏ qua vấn đề này và kết quả là sẽ xảy ra một số tác dụng phụ của thuốc có thể xuất hiện một cách đáng kinh ngạc!
Một số ví dụ mọi người nên ghi nhận là tác dụng phụ nên được phát hiện trước khi điều trị bao gồm:
• Statin thỉnh thoảng gây đau nhức cơ, tăng lượng glucose máu và giảm trí nhớ.
• Sulphonylureas (Diamicron..) có thể làm đường huyết nặng trong một số trường hợp.
• 1 số loại thuốc huyết áp nhóm ức chế men chuyển dạng angiotensin (Coveram, Coversyl..) thuốc ức chế và chất ức chế thụ thể angiotensin (Aprovel, Cozaar..) có thể giảm chức năng hoạt động của thận.
• Đa số các loại thuốc điều trị chống trầm cảm nhưng lại làm tăng cân như là một tác dụng phụ.
• Nhiều thuốc có thể dẫn đến giảm ham muốn sinh hoạt chăn gối hay tăng nguy cơ liệt dương.
Bệnh tiểu đường type 2 không phải bao giờ cũng tiến triển nặng
Có rất nhiều danh sách y tế liệt tiểu đường type 2 là căn bệnh phát triển nhanh nên không ngạc nhiên nhiều bác sĩ chỉ dẫn người bệnh là tình trạng bệnh tiểu đường type 2 của họ sẽ dần trở nên xấu dần đi theo thời gian. Một số bác sĩ còn chỉ ra rằng người bệnh sẽ còn phụ thuộc vào insulin trong vòng nhiều năm tới.
Thực tế quan sát thấy nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 thực sự phát triển ở mức độ nghiêm trọng qua nhiều năm, nhưng mặt khác một số lượng đáng kể các nghiên cứu thử nghiệm, lâm sàng chỉ ra mức độ nghiêm trọng và biểu hiện bệnh tiểu đường type 2 có thể đảo ngược một cách đáng kể.
Tập nhiều hoạt động thể chất, giảm cân và ăn một lượng ít calo hay chế độ ăn có ít carbohydrate cho thấy hiệu quả tốt làm giảm lượng thuốc tiểu đường và giảm hay loại bỏ biểu hiện tăng đường huyết.
Trong khi đái tháo đường type 2 chắc chắn sẽ phát triển, cùng sự cam kết và hỗ trợ đầy đủ, bệnh nhân có thể đẩy lùi được sự phát triển bệnh tiểu đường.
Những lợi ích của việc ăn uống ít carbohydrate
Một bác sĩ tại bệnh viện trung ương của Anh (National Health Service –UK) khuyến cáo mọi người mắc đái tháo đường duy trì một chế độ ặn có ít chất béo và nhiều bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh tiểu đường tiểu thụ nhiều carbohydrate tinh bột ở các bữa ăn trong ngày.
Chế độ ăn ít chất béo cho thấy hiệu quả kém hơn rất nhiều so vớ chế độ ăn ít carbohydrate hướng tới giúp mọi người ngăn ngừa, kiểm soát được bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít carbohydrate rất hiệu quả trong việc đạt được các biểu hiện cải thiện sức khỏe của tim mạch.
(carbohydrate có trong cơm, mật ong, mỳ miến, phở, cháo, ngũ cốc, ngô, sắn, khoai, quả, đường...)
Carbohydrate không phải là dinh dưỡng duy nhất làm tăng lượng glucose có trong máu
Tất cả người đái tháo đường tiêm insulin được nói rằng họ cần được làm rõ ảnh hưởng carbohydrate thế nào đến đường máu trong cơ thể.
Rất hiếm người bệnh nhận thức được protein hay kể cả chất béo, ở một số trường hợp có thể tăng lên đường máu. Trong khi đường máu tăng bởi chất béo và protein ít hơn so với ảnh hưởng của carbohydrate, nhiều người bệnh sử dụng insulin, đặc biệt người bệnh tiểu đường type 1 có thể ngạc nhiên tại sao đường máu có thể tăng cao đáng ngạc nhiên sau nhiều giờ sau khi ăn chất béo và protein.
Nếu bạn có trải qua giai đoạn đường máu cao khoảng 4 đến 6 giờ sau bữa ăn giàu chất béo và protein, cần phải xem xét tác động của chất béo và protein như một lý do có thể.
Có rất nhiều loại bệnh tiểu đường khác nhau
Phần lớn những người ở Anh được chuẩn đoán là tiểu đường type 1, type 2 hay tiểu đường thai kì. Tuy nhiên, có nhiều loại tiểu đường khác đôi khi bị bỏ quên.
Hội liên đoàn tiểu đường quốc tế (IDF) ghi nhận một dạng tiểu đường type 1 tiến triển ở người lớn, được gọi là đái tháo đường tiểm ẩn tự miễn tuổi trưởng thành (LADA), ước tính xảy ra ở 10% người lớn được chuẩn đoán tiểu đường trong độ tuổi khoảng 30 đến 50 tuổi.
Một dạng khác của tiểu đường đôi khi bị bỏ qua bởi các bác sĩ là tiểu đường: MODY,một dạng tiểu đường gây ra bởi đột biến duy truyền đơn. Có một số dạng khác nhau của MODY và ở một số trường hợp người bị MODY có thể chẩn đoán sai lệch sang bệnh tiểu đường type 1 hay 2.
Nếu có nghi ngờ về loại tiểu đường bạn đang mắc phải, bác sĩ của bạn có thể đưa ra các xét nghiệm chẩn đoán cụ thể để xác định loại tiểu đường của bạn.
Đôi lúc tập thể dục có thể làm tăng đường máu
Tất cả những người bệnh tiểu đường nên biết rằng tập thể dục có thể giúp giảm đường máu. Điều này thường khá đúng, nhưng đôi khi một số loại hình tập thể dục có thể dẫn đến tăng đường máu ở một số người bệnh.
Một trong những lý do cao đường máu sau khi tập thể dục là nếu bạn có tập thể dục nặng và thời gian ngắn như chạy nước tăng tốc, gấp rút.
Tập thể dục nặng ở một số người khiến cơ thể tăng lượng glucose dự trữ trong gan đi lên máu để chuẩn bị đáp ứng cho tập thể dục lâu dài. Nếu bạn có ý định tập luyện trong một thời gian dài, tăng đường máu như vậy có thể có lợi, tuy vậy nếu bạn chỉ tập trong một khoảng ngắn với cường độ lớn điều đó sẽ khiến đường máu tăng lên.
Thế nên bạn đừng ngạc nhiên tại sao đường máu lại tăng thêm sau khi tập thể dục?
Nếu bạn thường xuyên trải qua lượng đường cao hơn dự định sau khi tập thể dục nặng hãy xem xét kéo dài luyện tập của bạn bằng những bài luyện tập cường độ thấp như chạy bộ hay đi bộ.
Có nhiều dạng metformin khác nhau
Metformin là thuốc phổ biến để điều trị đái tháo đường type 2. Tác dụng phụ ở trong những tuần đầu uống metformin là thường thấy và metformin gây đầy hơi. Đặc biệt là khi bệnh nhân bắt đầu dùng thuốc.
Trong khi tác dụng phụ thường hết trong phần lớn các trường hợp, ở những người khác, tác dụng phụ có thể tồn tại lâu dài hơn.
Ở những người đó, có một dạng metformin thay thế, gọi là metformin phóng thích chậm có tác dụng phụ ít hơn rõ rệt so với loại thông thường.
Nếu bác sĩ của bạn không nói rõ hơn về loại thuốc này đó là bởi vì nó đắt hơn loại phổ biến, thông thường.
Xem thêm biến chứng nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường: http://botania.com.vn/tin-tuc/Bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong.html
Nguồn bài viết: http://suckhoedoisong24h.com/threads/7-dieu-bac-sy-thuong-hay-khong-noi-voi-ban.865/

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Mách các mẹ cách chăm sóc sức khỏe cho bé vào mùa đông

Phòng bệnh hơn chữa bệnh – sức khỏe đời sống 24h xin giới thiệu các phương pháp phòng bệnh và giữ sức khỏe cho các bé mà các mẹ nên tìm hiểu nhé.
Mùa đông sắp đến cũng là thời điểm trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, bé hay ốm, cảm lạnh và cảm cúm. Nhiệt độ khi xuống thấp, kết hợp với không khí khô hanh, độ ẩm giảm khiến sức đề kháng của trẻ bị giảm theo. Do vậy vào mùa đông trẻ dễ bị mắc bệnh hơn so với các mùa khác trong năm. "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" – câu này luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Bởi vậy các mẹ hãy cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, trang bị cho mình kiến thức đầy đủ thông tin, để giữ bé luôn mạnh khỏe vào những ngày có thời tiết khắc nghiệt nhất trong năm này.
Vệ sinh chân tay sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ là điều kiện trước tiên, đơn giản nhưng cũng quan trọng nhất nếu muốn con bạn không bị nhiễm các virus cúm. Không chỉ rửa sạch tay cho bé sạch sẽ trước và sau khi ăn mà khi chăm bé, cho bé ăn, thay bỉm, tay các mẹ cũng phải sạch sẽ. Tương tự, các mẹ cũng rửa tay mình và tay bé sạch mỗi khi về đến nhà sau khi đi chơi ở bên ngoài. Nên hạn chế cho người lạ tiếp xúc với bé, vì bé có thể bị lây nhiễm các virus.
Nếu bé đi nhà trẻ, mẹ nên hỏi về kỹ càng về các quy định ở trường học của bé về việc trẻ bị ốm, bé hay ốm, sốt nhẹ có được đi học không, các nguyên tắc để tránh lây nhiễm chéo cho các bé.
Tiêm chủng đầy đủ cho bé
Tiêm vacxin phòng cúm mùa cho bé cũng là một phương pháp bảo vệ sức khỏe bé trong mùa đông. Ngoài ra các vacxin tiêm phòng tiêu chảy cấp, thủy đậu, rota tiêu chảy, vacxin 5-1 cũng phải được tiêm đúng lịch và đầy đủ.
Tăng sức đề kháng cho bé
Nếu bé còn đang ở tuổi bú tí mẹ, cố gắng làm sao cho bé bú càng nhiều càng tốt trong thời điểm quan trọng này. Những chất chống nhiễm khuẩn và các kháng thể duy nhất chỉ có trong sữa của mẹ các bé sẽ giúp hệ thống miễn dịch của bé được hoạt động hiệu quả tăng cường hệ miễn dịch hơn. Nếu bé đã cai sữa, mẹ nên bổ sung nhiều hoa quả giàu các chất vitamin C như quýt, cam, bưởi. Đây là cách an toàn và tự nhiên để cải thiện sức đề kháng của trẻ. Cho bé uống đủ nước, tránh bị mất nước, làm bé hay ho. Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bé tránh được một số loại bệnh thường gặp vào mùa đông.
Mẹ cần làm gì khi bé bị cúm, cảm lạnh
Việc bé bị cảm lạnh, cúm dù mẹ đã chăm rất kỹ và khéo là điều hoàn toàn bình thường. Bé sẽ khỏi nhanh và không gặp biến chứng nguy hiểm gì nếu mẹ có hướng xử lý kịp thời.
Nhỏ mũi, mắt thường xuyên cho bé
Mẹ nào chăm con nhỏ cũng quá quen thuộc với dung dịch nước muối sinh lý (0.09%) có thể vừa nhỏ mũi, vừa nhỏ mắt cho bé. Dung dịch nước muối này khá lành tính, có công dụng diệt khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mắt, cảm cúm, viêm mũi dị ứng, bé hay ho. Nếu nước mũi bé đặc, bị sổ mũi nặng, các mẹ nên kiên trì hút mũi, rửa mũi cho bé liên tục và thường xuyên.
Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi tuyệt đối
Khi bé khó chịu trong người, bé sẽ ngủ không ngon giấc, ít ngủ, bé hay ho, thậm chí quấy khóc. Mẹ có thể bế ru bé, ẵm bé một lúc, hoặc mát xa cơ thể của bé giúp dễ chịu hơn.
Dùng máy tạo ẩm trong nhà
Mùa đông, thời tiết hanh khô và khá lạnh, càng khiến bé bị ngạt mũi, khó thở, viêm mũi dị ứng, bé hay ho . Việc dùng máy tạo ẩm trong nhà sẽ khiến ẩm độ tăng lên, thông mũi, giảm cơn ho của bé và giúp hệ hô hấp làm việc dễ dàng hơn.
Cho bé uống nhiều nước
Khi bé ốm, cơ thể dễ mất nước, đặc biệt trường hợp bị tiêu chảy và sốt. Trẻ bị mất nước cơ thể sẽ không có đủ lượng nước cần thiết, dẫn đến đi tiểu không nhiều, nước tiểu vàng, thận phải làm việc nhiều, cáu gắt, khô da. Nếu để bị mất nước lâu, có thể rất nguy hiểm đế tính mạng của bé. Bởi vậy, cho bé uống nhiều nước là điều mẹ cần ghi nhớ.
Làm cho bé vui
Nếu bé không bị sốt,bé hay ốm mẹ nên ôm bé vào lòng, có thể kể chuyện hoặc hát cho bé nghe, để bé quên rằng mình đang bị mệt. Nếu bé bị sốt, bé hay ho thì mẹ không nên ủ ấm bé quá dù đang là vào mùa đông. Chỉ nên đắp khăn ấm lên cổ, trán, bẹn để giúp bé dễ chịu hơn và hạ nhiệt. Mẹ có thể tạo hứng thú cho bé bằng một vài trò chơi đơn giản như làm mặt xấu, bắt chước tiếng kêu của các con vật, chơi ú òa, khi bé cười và tinh thần sảng khoái sẽ mau chóng khỏi bệnh mau hơn.
Biết khi nào cần đưa đến bệnh viện
Thông thường bệnh cúm sẽ tự khỏi mà không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên một số trường hợp vẫn gây biến chứng mẹ cần đặc biệt lưu ý. Cần đưa bé đến bệnh viện nếu thấy ngứa tai, bé kéo tai (khả năng bé mắc các bệnh viêm tai), bé thở khò khè, bé hay ho, thở khó khăn (khả năng bé bị các bệnh về đường hô hấp), nôn trớ hoặc bị tiêu chảy nhiều lần (khả năng bé bị mất nước). Nếu bé quấy khóc, khóc to, bé hay ốm không dứt cũng cần đưa bé đến bệnh viện ngay để các bác sỹ kiểm tra và điều trị kịp thời.
Bé cũng cần được đến bác sỹ khám nếu sốt trên 38°C (đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi) , 38.3°C (đối với trẻ từ 3-6 tháng tuổi), 39.4°C (đối với trẻ trên 6 tháng tuổi).
Xem thêm hướng dẫn giúp bé hay ho: http://botania.com.vn/tin-tuc/Lam-sao-de-be-het-bieng-an-viem-duong-ho-hap.html
Dẫn nguồn: http://suckhoedoisong24h.com/threads/mach-cac-me-cach-cham-soc-suc-khoe-cho-be-vao-mua-dong.828/

Những nhóm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường là một trong những tác nhân chính gây ra các bệnh nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy thận, động mạch vành, mù mắt, liệt dương, …Chính bởi vậy, người bệnh không được lơ là trong quá trình điều trị bệnh tật. Cần phải thực hiện một lối sống khỏe mạnh, chế độ ăn kiêng phù hợp và các phương pháp chữa trị tiểu đường do các bác sĩ chỉ định. Đăc biệt, sức khỏe đời sống 24h nghĩ nên có thêm một số thông tin về các loại thuốc có công dụng giúp hạ đường huyết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Vậy chúng ta nên tìm hiểu xem các loại thuốc đó là gì nhé.

1.Nhóm thuốc viên

Những nhóm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Nhóm buguanid
Thuốc thuộc vào nhóm buguanid hoạt động theo cơ chế là ức chế tân sinh ở gan, ức chế tổng hợp lipid dẫn đến làm giảm lượng cholesterol có trong máu, tăng nhạy cảm insulin ở tổ chức ngoại vi, tăng mức sử dụng glucose ở các cơ, giảm hấp thu lượng glucose ở ruột. Ngoài ra, thuốc cũng gây ra các cảm giác không muốn ăn nên rất tốt với người bệnh tiểu đường bị thừa cân. Công dụng phụ chủ yếu của nhóm thuốc này là làm tăng acid lactic và rối loạn tiêu hóa.

Nhóm Sulphonylureas
Sulphonylureas được chia thành hai loại:
Nhóm I: gồm các loại thuốc Acetohexamid, Tolbutamid, Clopropamid…
Nhóm II: có công dụng nhanh hơn loại thuốc nhóm I, gồm các loại thuốc: Maninil, Predian, Daonil, Amaryl…
Cơ chế hoạt động của các thuốc sulfonylurea là kích thích tế bào beta và tăng hiệu lực công dụng của insulin ngoại sinh và nội sinh. Sulphonylureas có công dụng chính là kích thích bài tiết insulin, làm các tế bào beta nhạy cảm với các chất kích thích tiết ra các insulin khác, tăng giải phóng insulin để đáp ứng với nồng độ cao trong đường có trong máu. Nhóm thuốc này có thể gây ảnh hưởng một số tác dụng phụ như: hạ đường huyết, tan máu, rối loạn tiêu hóa, thoái hóa bạch cầu hạt…

Nhóm ức chế alpha- glucosidase
Nhóm thuốc này giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thể nhẹ ở type 1 và type 2. Cơ chế hoạt động là thông qua sự ức chế a-glucosidase ở bờ bàn chải niêm mạc ruột. Ngoài ra, thuốc còn ức chế sacchase, maltase, Glucoamylase ở ruột và làm giảm hấp thu lượng đường, gây giảm glucose máu sau ăn.
Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường thuộc nhóm này là: Voglibose, Acarbose …

Nhóm Thiazolidinediones
Đây là nhóm thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường type 2. Các thuốc này làm tăng sự nhạy cảm của tổ chức mỡ và cơ với insulin bằng cách chuyển hóa PPAR (eroxisome proliferator activated receptor) bởi vậy làm tăng thu nạp lượng đường từ máu. Chúng cũng giúp làm tăng nhạy cảm insulin ở cơ và ngăn cản quá trình bài tiết, đào thải glucose ra bộ phận gan. Nhóm Thiazolidinediones không nên dùng cho phụ nữ cho con bú, có thai, người bệnh mắc suy tim, suy gan, suy thận, phẫu thuật, nhiễm trùng nặng và những người bệnh bị nhạy cảm với các thành phần của thuốc.

Nhóm Benfluorex
Nhóm benfluorex có cơ chế hoạt động là giảm sự đề kháng insulin ở cơ và gan, tăng HDL-cholesteron và giảm TG máu. Ưu điểm của nhóm thuốc này là không gây nguy cơ nhiễm toan do tăng acid lactic, , không gây tương tác với các thuốc chống đông, không gây cho độc gan có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Nhóm thuốc này không được dùng cho bệnh nhân là trẻ em, người có viêm tụy mãn tính, phụ nữ cho con bú và có thai.

2.Nhóm thuốc chích


Nhóm Insulin
Năm 1921 Banting và Best đã phát hiện ra insulin và đưa vào điều trị đái tháo đường. Dựa vào nguồn gốc có thể chia insulin làm hai loại: insulin người; insulin có nguồn gốc động vật dựa vào dược động học có thể chia làm 3 loại: insulin tác dụng di chuyển vào nhanh, insulin tác dụng di chuyển vào thường và insulin tác dụng vào trung gian. Khi vào cơ thể người, insulin sẽ thông qua receptor đặc hiệu trong tế bào để làm hoạt hóa vận chuyển glucose ở màng tế bào, giúp glucose đi vào trong các tế bào, đặc biệt là các tế bào cơ, gan và tế bào mỡ một cách dễ dàng. Insulin cũng thúc đẩy sự hấp thụ glucose, tăng tổng hợp glycogen ở gan và làm tăng hoạt tính của glycogensynthetase, glucokinase. Bên cạnh đó, insulin cũng làm giảm sự thuỷ phân protid,  lipid nhưng vẫn có thể làm tăng sự tổng hợp protid và lipid từ glucid, hiệu quả giúp làm hạ glucose máu. Insulin có thể gây một số tác dụng phụ như ngứa, dị ứng, đau hoặc gây vã mồ hôi, co giật, hạ thân nhiệt, hôn mê khi dùng quá liều.

Xem thêm biến chứng bệnh tiểu đường tại đây: http://botania.com.vn/tin-tuc/Bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong.html
Nguồn: http://suckhoedoisong24h.com/threads/nhung-nhom-thuoc-ho-tro-dieu-tri-benh-tieu-duong-hieu-qua.806/

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Nguy cơ đột quỵ trong công việc của mình

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, một trong những lý do gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ (biến chứng thiểu năng tuần hoàn não). Kết quả này đã được báo cáo trong các cuộc họp cấp cao của Hội Tim mạch Mỹ. Cùng sức khỏe đời sống 24h đi tìm hiểu nhé!
Nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn trong công việc của bạn!
Các nhà khoa học ở mỹ đã phân tích 7 chỉ số ảnh hưởng tớisức khỏetim mạch như: lượng cholesterol, đường huyết, huyết áp, tập luyện thể dục, thói quen ăn uống, cân nặng, thói quen hút thuốc lá của 5.502 người lao động nữ và nam tại Mỹ. Họ nhận ra rằng, những người trên 45 tuổi có nhiều nguy cơ bịbệnh tim và đột quỵ( biến chứng thiểu năng tuần hoàn não) nếu họ làm công việc như hỗ trợ văn phòng , bán hàng, hoặc các ngành nghề dịch vụ. Ngược lại, người quản lý và những chuyên gia sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn.
Như vậy có thể thấy, nguy cơ mắc đột quỵ tiềm ẩn ở tất cả mọi người và mọi nơi, ngay cả trong công việc bạn đang làm hàng ngày. chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực y tế công cộng của Mỹ Trưởng nhóm nghiên cứu Leslie Mac Donald cũng đã chỉ ra hàng loạt nguy cơ mắc bệnh đột quỵ( biến chứng thiểu năng tuần hoàn não) tùy thuộc vào công việc của mỗi người. Và dưới đây là những thông tin cần chú ý:
- Hơn 20% người lao động làm việc trong lĩnh vực vận tải, giao thông thường có thói quen hút thuốc lá, sử dụng bia, rượu chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tất cả các nhóm.
- 75% số nhân viên văn phòng, người bán hàng... có chế độ ăn uống không lành mạnh, kém hiệu quả, 69% nhân viên bán hàng có lượng cholesterol cao trong máu.
- 82% nhân viên văn phòng không thực hiện đầy đủ các hoạt động của thể chất.
- Những người làm trong ngành thực phẩm công nghiệp có chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng nhất (79%).
- 90% nhân viên cứu hỏa và cảnh sát bịthừa cân, 78% có lượng cholesterol cao trong máu và 35% bị huyết áp cao.
Trong khi đó, những người làm chuyên gia hoặc công tác quản lý có sức khỏetim mạchtốt hơn cả. Khoảng 1/3 trong số họ có cân nặng lý tưởng, chỉ 6% số người hút thuốc lá, 75% có cường độ vận động vừa phải,. Tuy vậy, có đến 75% chuyên gia làm trong lĩnh vựctài chính và kinh doanh có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nguy cơ mắc đột quỵ não tăng cao.
Phòng đột quỵ( biến chứng thiểu năng tuần hoàn não ): Cần tập thể thao thường xuyên và sử dụngsản phẩmthiên nhiên
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, để phòng tránh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, huyết áp cao người lao động nên chú ý rèn luyện sức khỏe ngay từ khi còn nhỏ. Ngay cả những bài tập ngắn cũng sẽ giúp ích cho cơ thể, chẳng hạn như leo cầu thang bộ, đi bộ trong giờ nghỉ trưa.
Đặc biệt, đối với những người có nguy cơ cao mắc đột quỵ( biến chứng của thiểu năng tuần hoàn não ) như:người bị huyết áp cao, người cao tuổi, mỡ máu, đái tháo đường … cần sử dụng các sản phẩm giúp phòng chống bệnh và cải thiện sức khỏe.
Nguồn: http://Suckhoedoisong24h.com