Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Dinh dưỡng cho biết,
gần 14% người dân bị rối loạn dung nạp đường máu, điều đó đồng nghĩa 20% người
trưởng thành cần quan tâm chế độ ăn dự phòng, điều trị bệnh đái tháo đường. Lượng
mỡ dư thừa là yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Để dự phòng bệnh, tiến sĩ Lâm khuyến cáo:
1) Chế độ dinh dưỡng
lành mạnh và khoa học:
+ Chế độ ăn uống lành mạnh: Nhiều rau xanh, quả chín, sử dụng
thường xuyên các loạt hạt đậu đỗ. Khuyến cáo mỗi ngày 1 người nên ăn 300 - 400
gram rau xanh, 100-300 g quả chín tùy theo điều kiện.
* XEM THÊM CÁCH PHÒNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ
+ Nên chọn gạo lức, gạo lật (gạo nảy mầm) hay gạo xát rối.
+ 1 tuần nên ăn 2-3 bữa cá, chọn thịt ít mỡ, gia cầm nên bỏ
da vì nhiều chất béo, cholesterol… Thực phẩm chính trong bữa ăn của người Việt
xưa là cơm rau cá, không ăn nhiều thịt, nhiều béo, ngày nay kinh tế phát triển
lượng tiêu thụ thịt tăng nhanh. Nên tăng cường ăn cá, hải sản…, hạn chế thịt.
+ Nên sử dụng nước chè, nụ vối, giàu chất chống ôxy hóa đặc
biệt không uống nước ngọt chế biến sẵn.
+ Ăn vừa phải, hơi thiếu 1 chút, không ăn quá no, giúp kiểm
soát cân nặng
+ Ăn thực vật như khoai, đậu đỗ vừng lạc, rau củ.v.v...; đa
dạng thực phẩm, phối hợp nhiều loại thực phẩm trong 1 bữa ăn. Ăn nhiều rau, nhất
là rau gia vị, rau thơm giàu chất chống ôxy hóa như beta-caroten giúp cơ thể chống
lão hóa, tăng tính nhạy cảm của insulin.
+ Hạn chế các loại bánh kẹo giàu năng lượng.
2) Duy trì cân nặng
nên có lý do giảm nguy cơ mắc bệnh:
Cân nặng có thể được tính đơn giản bằng cách lấy số lẻ chiều
cao x 0,9. Ví dụ 1 người cao 1,6 m thì cân nặng nên có là 60 x 0,9 = 54 kg.
+ Kiểm soát cân nặng là mục tiêu cơ bản trong kiểm soát bệnh
đái tháo đường, các bệnh mãn tính khác.
3) Có chế độ luyện tập
thể dục thể thao khoa học:
+ Luyện tập giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn, kiểm soát
đường máu tốt hơn, cơ rắn chắc, cải thiện chức năng tim mạch.
+ Yêu cầu 30 - 40 phút cho 1 bài tập trung bình, tổng số 150
phút mỗi tuần.
+ 3 - 5 lần mỗi tuần, cho dù bất kỳ bài tập nào cũng đều có
tác dụng tốt, đi xe đạp, leo thang bộ, bớt thời gian tĩnh tại là biện pháp
phòng ngừa, kiểm soát bệnh tốt nhất.
4) Sử dụng thảo dược
để phòng bệnh cũng như kiểm soát bệnh:
Có rất nhiều thảo dược như: mướp đắng, dây thìa canh, hạt
methi đã được khoa học chứng minh là hiệu quả, an toàn trong việc phòng ngừa, điều
trị bệnh tiểu đường
+ Quả Mướp đắng:
có tác dụng giảm glucose máu, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên
võng mạc, làm lành vết thương, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, các bệnh lý thần
kinh ngoại biên, đục thủy tinh thể. Bên cạnh đó, mướp đắng có tác dụng thanh
nhiệt, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa.
+ Dây thìa canh:
giảm glucose máu, giảm cholesterol, lipid máu+ Hạt methi: làm giảm đường huyết, làm giảm những triệu chứng như mệt
mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều lần, sụt cân, suy yếu. Bên cạnh đó hạt methi cũng
ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, võng mạc, các
bệnh lý thần kinh ngoại biên.v.v...
5) Không hút thuốc lá
hay uống nhiều rượu bia:
+ Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ bị tử vong do bệnh mạch
vành, đột quỵ hơn người thường. Hút thuốc, sử dụng rượu bia cũng làm tăng nguy
cơ đó.
Thực hiện 5 phương pháp sống trên Công ty
Botania hy vọng sẽ giúp mọi người phòng ngừa được căn bệnh tiểu đường 1
cách khoa học và hiệu quả!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét