Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Bị táo bón khi mang bầu tháng cuối có đáng lo ? Phương pháp khắc phục là gì ?

Bất chợt bị táo bón khi Mang thai tháng cuối đang khiến cho nhiều mẹ cảm thấy lo lắng, sốt sắng vì lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Đây là 1 biểu hiện rất bình thường ở các bà bầu có thể dễ dàng khắc phục được một cách đơn giản, dễ dàng. Tuy nhiên chị em cũng không nên chủ quan để tình trạng này kéo dài mà dẫn đến một số hậu quả không đáng có !

Nguyên nhân gây táo bón khi Mang thai tháng cuối

Thực tế thì tình trạng táo bón có thể gặp ở bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ Mang bầu của chị em nhưng phổ biến nhất là trong 3 tháng cuối trước khi sinh đẻ. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng táo bón ở bà bầu là do lúc này kích thước của thai nhi trong ổ bụng đã khá lớn gây chèn ép nhiều vào các bộ phận xung quanh. Trong đó đáng chú ý nhất là hệ tiêu hóa , đường ruột. Khi ruột bị chèn ép nhiều sẽ dẫn tới việc phân khô cứng, khó đào thải ra ngoài.

Bên cạnh đó thì táo bón khi Mang thai cũng có thể do nguyên nhân nội tiết mà gây ra. Các hormon trong cơ thể phụ nữ bị thay đổi nồng độ hoặc 1 số hormon mới được tiết ra sẽ ảnh hưởng đến nhu động ruột , hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi nhu động ruột bị giảm xuống sẽ dẫn đến phân bị lưu lại lâu, mất đi nhiều nước dẫn đến khô rắn và gây táo bón.

Ngoài ra nếu chị em thường xuyên ăn uống không điều độ, thiếu khoa học, ít ăn rau xanh chất xơ, ăn nhiều thịt, chất béo, uống ít nước thì tình trạng táo bón xuất hiện là một chuyện tất yếu.

Biết các nguyên nhân gây táo bón là vậy nhưng mà liệu hiện tượng này có ảnh hưởng gì đến cả mẹ và bé không ? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần dưới nhé !

Bị Táo bón khi mang thai tháng cuối có đáng lo ? Cách khắc phục là gì ?

Bị Táo bón khi Mang bầu tháng cuối có đáng lo ? Cách khắc phục là gì ?

Bị táo bón khi Mang bầu tháng cuối có đáng lo không ?

Như đã nói ở phần mở đầu, táo bón khi Mang thai rất là bình thường , khắc phục dễ dàng được nhanh chóng nên ít ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên nếu táo bón kéo dài liên tục thì lại là một chuyện khác.

Đầu tiên việc bị táo bón lâu ngày có thể dẫn đến việc xuất huyết, chảy máu hậu môn. Do phân khô cứng dễ làm tổn thương đến niêm mạc cùng với việc khi bị táo bón sẽ phải rặn nhiều để đẩy phân ra nên dễ gây chảy máu. Nguy cơ mất máu, thiếu máu là rất lớn.

Táo bón trong tháng cuối thai kỳ còn có thể tác động lên dạ con, tử cung ảnh hưởng đến việc sinh nở: nguy cơ khó đẻ, đẻ non cao.

Ngoài ra thì bà bầu còn có thể bị bệnh trĩ sau sinh nữa. Nguyên nhân là do vùng trực tràng hậu môn thường xuyên phải chịu áp lực nhiều dẫn đến hệ thống tĩnh mạch bị suy yếu, giãn nở ra mà hình thành nên các búi lòi dom.

Cách dứt điểm tình trạng táo bón khi Mang bầu tháng cuối

Cách đơn giản nhất có thể giải quyết được tình trạng táo bón cho các bà bầu là tăng cường ăn rau xanh, chất xơ, trong các bữa ăn hằng ngày. Vì chất xơ có vai trò rất quan trọng cho hệ tiêu hóa, chất này sẽ giúp đường ruột hoạt động trơn tru, làm mềm phân , việc đại tiện sẽ không còn khó khăn nữa. Đặc biệt là một số loại rau có tác dụng nhuận tràng rất tốt như: rau diếp cá, rau má, rau đay, mồng tơi, bí ngô, mướp, khoai lang…

Để hạn chế táo bón thì chị em cũng cần phải nên hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, nhiều chất phụ gia, kiêng các loại đồ ăn chiên rán nhiều chất béo, không uống cà phê, đồ uống có cồn… Chú ý là phải uống đầy đủ nước mỗi ngày tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.

Nếu như thay đổi chế độ ăn uống không khắc phục được tình trạng táo bón thì một số thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng. Tuy nhiên không nên lạm dụng các thuốc này mà gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm: vov.vn/suc-khoe/bonivein-chia-khoa-an-toan-hieu-qua-cho-benh-suy-gian-tinh-mach-882944.vov

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét