Ngày nay, ngoài các phương pháp thông thường như phẫu thuật, dùng thuốc tân dược, vòng cao su.v.v... thì liệu pháp đông y, y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ vẫn được chú trọng vì tính an toàn cũng như độ hiệu quả cao. Tuy rằng y học hiện đại ngày nay đang có những bước tiến phát triển vượt bậc nhưng những tinh túy truyền thống của nền y học cổ truyền vẫn luôn có chỗ đứng và mang lại nhiều giá trị sức khỏe cao quý cho chúng ta.
Quan niệm trị bệnh trĩ bằng y học cổ truyền
Y học cổ truyền quan niệm rằng bệnh trĩ là một trường hợp của ứ trệ khí huyết. Sự hình thành các búi trĩ là do vùng hậu môn trực tràng bị ứ huyết, tích tụ lại khiến cho các kinh mạch ở đây bị căng phồng lên. Và khi đại tiện nếu phân khô cứng sẽ cọ sat vào dễ khiến cho các kinh mạch bị vỡ dẫn đến xuất huyết và búi trĩ sa lồi ra ngoài.
Cũng theo đông y thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng khí huyết ứ trệ ở bệnh trĩ được cho rằng xuất phát từ sự mất cân bằng âm dương, nhiệt độc tích tụ khiến cho khí huyết không thể tuần hoàn lưu thông bình thường được. Trong ăn uống, sinh hoạt không đúng cách
Những người ăn uống không điều độ, thiếu cân bằng, ăn quá nhiều chất cay nóng, uống rượu dễ khiến cho thấp nhiệt nội sinh ở đại tràng mà dẫn đến bệnh lòi dom.
Bên cạnh đó, người bị tả lỵ lâu ngày, táo bón kéo dài, thường xuyên phải ngồi đại tiện cùng với việc đứng hoạc ngồi nhiều không vẫn đống đi lại cũng có thể gây nên bệnh.
Một đối tượng nữa cũng có nguy cơ bị trĩ cao là phụ nữ khi mang thai và sinh nở. Thời kỳ này dễ hình thành búi trĩ là do kinh nguyệt không đều, khí huyết không thông, ra sức rặn đẻ nhiều…
Y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ như thế nào ?
Cách trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền
Bệnh trĩ trong y học cổ truyền được chia thành 3 thể chính là huyết ứ, huyết hư và thấp nhiệt. Tùy thuộc vào triệu chứng mà người bệnh được xếp vào thể loại nào rồi từ đó sẽ có cách trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền riêng:
- Thể huyết ứ: người bệnh thường bị táo bón, đại tiện dong huyết ra từng giọt. Thể bệnh này sẽ dùng các vị thuốc lương huyết, chỉ huyết, hoạt huyết và khứ ứ để chữa trị.
- Thể huyết hư: mạch trầm tế, đại tiện ra máu, người mệt mỏi hay bị hoa mắt chóng mặt, ù tai, sắc mặt nhợt nhạt, ra nhiều mồ hôi. Chữa trị bằng cách: bồi bổ khí huyết, chỉ huyết và thăng đề.
- Thể thấp nhiệt: hậu môn sưng đỏ, trĩ sưng to, táo bón, nước tiểu đậm màu… Trường hợp này dùng các vị thuốc thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống.
Thuốc uống y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ
Các vị thuốc được sắc thành nước và dùng đường uống để trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền là:
- Thể huyết ứ: Hòe hoa, Kinh giới ,Sinh địa, Huyền sâm, Trắc bách diệp, Qui đầu, Địa du, Hoàng cầm Xích thược, Bạch thược, Xuyên khung, Chỉ sác, Hồng hoa, Đào nhân, Đại hoàng.
- Thể huyết hư: Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Chích thảo, Thăng ma, Qui đầu, Sài hồ, Bạch truật, Trần Bì, Kê huyết đằng.
- Thể thấp nhiệt: Trạch tả, Ngân hoa, Chi tử, Chỉ sác, Kinh giới, Đào nhân, Trắc bách diệp, Xích thược, Đương qui, Sinh địa, Cam thảo, Hoàng bá, Đại hoàng.
Thuốc đắp y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ
Các vị thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ dùng ngoài là: Hòe hoa, Hoàng liên, Bồ công anh, Ngư tinh thảo, hoàng đằng, hổ trượng, khổ sâm, đại hoàng, sà sàng tử, đào nhân… Các vị thuốc này có thể dùng bằng cách giã nát, đắp vào hậu môn hoặc sắc dưới dạng nước, để nguội bớt rồi ngâm vùng hậu môn vào.
Phương pháp dùng ngoài này có thể giúp tiêu viêm, giảm đau, làm dịu búi trĩ, đồng thời thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn, giảm ứ trệ máu, tăng tính bền vững, đàn hồi của kinh mạch góp phần vào làm co nhỏ búi trĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét