Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Chia sẻ mẹo chữa bệnh: trị bệnh bằng trái sung

Bạn đã biết đến cách trị bệnh trĩ bằng trái sung chưa ? Những mẹo chữa bệnh từ dân gian vẫn luôn là phương pháp đem đến hiệu quả tốt mà lại an toàn, đơn giản dễ thực hiện. Trái sung không chỉ đơn giản là một loại quả bình thường, nó có thể mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích bất ngờ đấy. Một trong số đó là hỗ trợ điều trị cho người bệnh trĩ.


Trị bệnh trĩ bằng trái sung đơn giản mà hiệu quả đến không ngờ

Trái sung rất tốt cho người bệnh trĩ ! Đặc biệt là các trường hợp mới bị hay trĩ nhẹ, búi trĩ ít lòi ra thì ăn nhiều sung sẽ hiệu quả vô cùng. Tại sao lại như vậy ?

Bạn nên biết rằng trong trái sung chứa rất nhiều thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như tình trạng bệnh trĩ. Đó là chất xơ và prebiotic.
  • Thành phần chất xơ dồi dào trong quả sung giúp tiêu hóa trơn tru dễ dàng, làm mềm phân, ngăn ngừa tình trạng táo bón, giảm đau nhức, chảy máu khi đi ngoài cho người bệnh trĩ.
  • Thành phần prebiotic là thức ăn cho các lợi khuẩn đường ruột, giúp chúng phát triển tốt, ổn định hoạt động tiêu hóa, ngăn ngừa sự rối loạn tiêu hóa hay những bất thường khiến cho bệnh trĩ phát triển nặng hơn.
Thực tế thì từ lâu đời, sung cũng được coi là một vị thuốc trong đông y. Trong các tài liệu về đông y, y học cổ truyền có ghi chép lại rằng quả sung có tính bình, vị ngọt với tác dụng là kiện tỳ, thanh tràng có thể chữa trị được một số bệnh như: viêm họng, ho khan, viêm ruột, kiết lỵ, bệnh trĩ, đại tiện bí, mụn nhọt, mẩn ngứa.
Y học hiện đại ngày nay đã nghiên cứu về trái sung và cho thấy rằng: đây là loại quả có hàm lượng khoáng chất rất cao, bao gồm canxi, mangan, kali, natri cùng với hàng loạt các vitamin nhóm A, B, C… vừa giúp chắc xương, ngăn ngừa loãng xương, vừa giúp điều hòa huyết áp và phòng một số bệnh tật khác.

Chia sẻ mẹo chữa bệnh: trị bệnh bằng trái sung
Chia sẻ mẹo chữa bệnh: trị bệnh bằng trái sung

Thực hiện trị bệnh trĩ bằng trái sung như thế nào ?

3 Cách trị bệnh trĩ bằng trái sung đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được là:
  • Đầu tiên là món sung hầm lòng lợn: chuẩn bị 10 quả sung tươi cùng với 1 đoạn ruột già của lợn. Sung rửa sạch rồi cắt đôi từng quả, ruột già rửa sạch, bóp với muối rồi rửa lại lần nữa. Sau đó ruột lợn cắt thành từng miếng nhỏ sào qua với sung rồi cho nước vào hầm. Khi nước sôi thì cho nhỏ lửa, hầm trong khoảng 30 phút thì có thể thưởng thức được.
  • Làm sung muối, ăn hằng ngày: chuẩn bị khoảng 1 cân sung và các gia vị như đường, muối, tỏi, giềng. Quả sung cắt cuống, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút sau đó vớt ra để ráo nước. Lấy một cái tô to, cho 1 lít nước ấm vào tô, cho thêm 30g đường, 50g muối và 2 muỗng tỏi, riềng băm nhỏ vào, khuấy đều đến khi đường và muối tan hoàn toàn. Cho hỗn hợp và sung vào 1 cái hũ thủy tinh, nén chặt, đậy kín lại. Khoảng 3 ngày sau là có thể dùng sung muối được, mỗi ngày nên ăn khoảng 10 quả.
  • Kết hợp quả sung với rễ thị: mỗi ngày dùng khoảng 6g quả sung tươi và 9g rễ thị. Sắc cả 2 với nước rồi dùng để uống trong ngày sẽ rất tốt.
Ngoài ra thì có thể dùng quả sung bằng cách nấu lấy nước để xông hậu môn. Tuy nhiên với cách xông hơi này thì dùng lá sung sẽ hiệu quả hơn.

Không chỉ quả sung mà lá sung trị bệnh trĩ cũng rất tốt

Trong cây sung thì ngoài quả sung ra thì lá sung cũng có thể dùng để chữa bệnh trĩ được. Theo đông y, lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, chống viêm tiêu sưng… người bệnh trĩ có thể dùng bằng cách xông hơi hậu môn bên ngoài.
Cách thực hiện là:
  • Chuẩn bị 1 nắm lá sung to
  • Rửa sạch lá sung rồi để ráo nước.
  • Đun sôi với khoảng 1 lít nước trong khoảng 15 phút, rồi để nguội bớt đi 1 chút.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn rồi xông hơi.
  • Đến khi nước còn ấm và không còn hơi nước bốc lên nữa thì có thể ngâm hậu môn vào.
  • Sau đó rửa sạch lại hậu môn bằng nước thường.
Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần, duy trì đều đặn trong vòng 7-10 ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét