Mặc dù bệnh trĩ gây ra rất nhiều đau đớn và khó chịu, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được và nếu như phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì việc điều trị sẽ rất dễ dàng. Trong các trường hợp trĩ thì trĩ nội là loại khó phát hiện nhất. Bạn phải thực sự nắm rõ được các dấu hiệu bệnh trĩ nội thì mới nhận biết được.
Để hiểu rõ hơn về trĩ nội, trước tiên chúng ta cần phải biết được các nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng đều được hình thành do các yếu tố tác động xấu đến vùng niêm mạc, hệ thống tĩnh mạch tại trực tràng hậu môn.
Táo bón luôn được coi là yếu tố hàng đầu dẫn đến việc các búi trĩ lồi ra ngoài. Đầu tiên khi bị táo bón thì phân sẽ ở trạng thái khô cứng dẫn đến làm tăng áp lực trong ổ bụng, đặc biệt là áp lực lớn lên vùng trực tràng hậu môn – "cánh cửa" để đào thải phân ra ngoài. Chính những áp lực này kéo dài liên tục khiến cho các tĩnh mạch ở đây dễ bị ứ đọng máu dẫn đến bị suy giãn căng phồng quá mức.
Cùng với đó phân khô cứng nên sẽ gây khó khăn cho việc đi ngoài. Người bệnh sẽ thường xuyên phải rặn khi đi đại tiện. Điều này sẽ dễ gây ra những tổn thương tại niêm mạc trực tràng hậu môn. Chúng dễ bị trồi ra ngoài hình thành nên các búi trĩ.
Không chỉ có tình trạng táo bón, thực tế đã cho thấy rằng một số trường hợp bị trĩ do tiêu chảy mạn tính gây ra.
Bên cạnh đó những thói quen không tốt như: ngồi nhiều, ít vận động, uống ít nước, ăn ít chất xơ, rau xanh, ăn nhiều đồ cay nóng, sử dụng chất kích thích nhiều, đi vệ sinh không đúng cách… cũng sẽ góp phần không nhỏ dẫn đến bệnh trĩ.
Sau khi biết được nguyên nhân gây bệnh, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các dấu hiệu bệnh trĩ nội:
Chia sẻ kiến thức bệnh: Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh trĩ nội
Các dấu hiệu bệnh trĩ nội dễ nhận biết nhất
Trĩ nội là một trường hợp phổ biến của bệnh trĩ có lẽ chỉ đứng sau trĩ ngoại. Người bệnh trong trường hợp này thường ít khi phát hiện được ở giai đoạn sớm vì các dấu hiệu bệnh trĩ nội thường chỉ rõ ràng từ cấp độ 2 trở đi.
Nhắc về trĩ nội bạn phải biết về 4 cấp độ chính của căn bệnh này. Các chuyên gia hàng đầu đã phân loại trường hợp này ra thành 4 giai đoạn để dễ dàng chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Từ cấp độ 1 đến cấp độ 4, mức độ nguy hiểm của trĩ nội sẽ tăng dần lên. Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh trĩ nội cũng sẽ ngày càng biểu hiện cụ thể và rõ ràng hơn. Những cơn đau nhức, ngứa rát, chảy máu hậu môn, khó khăn khi đại tiện, kích thước búi trĩ, sự sa ra ngoài của búi trĩ cũng sẽ tăng dần theo từng cấp độ.
Càng để đến cấp độ cuối thì bệnh càng nặng và việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn.
Phòng ngừa trĩ nội như thế nào ?
Những triệu chứng, dấu hiệu bệnh trĩ nội thực sự rất khó chịu và khốn khổ nếu bạn đã từng trải qua những cảm giác đó. Phòng ngừa bệnh trĩ không khó ! Nếu như bạn không muốn phải chịu đựng căn bệnh nhức nhối này hành hạ thì hãy lưu ý những điểm sau đây:
+Phòng tránh táo bón hay rối loạn đại tiện, đi ngoài bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý khoa học: chú ý cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo lượng nước, chất xơ hấp thu vào cơ thể đầy đủ hằng ngày và hạn chế các thực phẩm, đồ uống không tốt cho sức khỏe.
+Sinh hoạt một cách điều độ nhất: hãy tăng cường vận động, tập thể dục, thể thao, hạn chế ngồi 1 chỗ quá lâu để phòng bệnh trĩ hiệu quả.
+Và cuối cùng là lưu ý về quá trình đại tiện, đi vệ sinh: hãy tập đi vệ sinh đúng giờ, tránh rặn nhiều khi đại tiện, tư thế đại tiện phù hợp.
Nếu thực hiện tốt những lời khuyên trên thì bạn sẽ không cần phải lo lắng về căn bệnh trĩ nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét