Bệnh tiểu đường với biến chứng suy thận là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc phải bệnh lý mạn tính này. Đây là biến chứng có tỷ lệ xuất hiện tương đối cao, đặc biệt với người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết ổn định một cách thường xuyên.
Bệnh tiểu đường biến chứng suy thận
Thận là cơ quan có chức năng chính là lọc máu trong cơ thể để loại bỏ các chất cặn bã, chất độc hại qua đường nước tiểu. Chức năng này của thận được thực hiện tại các tiểu đơn vị chức năng thận có tên gọi là nephron.
Cứ mỗi phút có khoảng hơn 1 lít máu qua thận, người trưởng thành sau 1 giờ có thể lọc 60 lít máu và có 7,5lít dịch lọc được tạo ra. Như vậy với lượng 5 lít máu trong con người sau 24 giờ có thể chảy qua thận 288 lần hay cứ 5 phút thì đi qua 1 lần.
Quá trình lọc máu diễn ra tại cầu thận nhờ màng lọc cầu thận, sự chênh lệch áp suất giữa bên trong cầu thận và tạo lực đẩy các chất qua màng. Ở những người bệnh tiểu đường do nồng độ đường (glucose) trong máu cao làm cho độ đặc của máu cũng như áp suất tăng cao. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên màng lọc cầu thận khiến thận phải hoạt động nhiều hơn và tăng nguy cơ tổn thương bộ phận này.
Do đó người bệnh tiểu đường cần phải có các biện pháp phòng ngừa biến chứng suy thận càng sớm càng tốt.
Người bệnh tiểu đường phòng ngừa biến chứng suy thận như thế nào?
Để phòng ngừa biến chứng suy thận hiệu quả người bệnh tiểu đường trước tiên cần kiểm soát đường huyết ổn định thường xuyên (dưới 7 mmol/l khi đói và dưới 10mmol/l sau ăn 2 giờ) bằng cách tuân thủ đúng phác đồ điều trị cũng như những chỉ định của bác sỹ đồng thời có chế độ ăn uống khoa học:
Xem thêm: công ty botania
+Hạn chế đường, tinh bột trong khẩu phần ăn.
+Tăng cường ăn rau xanh, trái cây ít ngọt.
+Để tránh tổn thương thận cần phải ăn nhạt đi, giảm lượng muối hằng ngày, giảm đạm, giảm chất béo, hạn chế đồ muối chua (dưa, cà, hành muối), đồ ăn chế biến sẵn...
+Tăng cường vận động, đi bộ, tập thể dục thể thao để tăng cường thể chất, nâng cao sức khỏe.
Hơn nữa người bệnh nên đi kiểm tra đinh kỳ sức khỏe của thận khoảng 1-2 lần mỗi năm để phát hiện sớm những biến chứng bất thường. Một số xét nghiệm có thể đánh giá chính xác chức năng của thận là:
+Xét nghiệm albumin trong nước tiểu: Bình thường nước tiểu không chứa albumin, do đó sự hiện diện của protein trong nước tiểu là một dấu hiệu của tổn thương thận.
+Xét nghiệm urê máu: giúp kiểm tra nồng độ của nitơ urea trong máu. Nitơ urea hình thành khi protein bị phá vỡ. Nồng độ nitơ urê trong máu cao hơn so với mức bình thường có thể là một dấu hiệu của suy thận.
+Xét nghiệm Creatinine trong máu: bình thường creatinine trong cơ thể được thận lọc bỏ và đưa ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Nếu thận bị tổn thương, nó không thể loại bỏ creatinine đúng cách từ trong máu. Nồng độ creatinine cao trong máu đồng nghĩa với chức năng của thận đang có vấn đề.
Nguồn Tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét