Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Phân biệt các loại tiểu đường và cách điều trị

“Bệnh tiểu đường có mấy tuýp” chắc hẳn là câu hỏi thắc mắc muốn được giải đáp của rất nhiều người bệnh khi phát hiện những biểu hiện bất thường về nồng độ đường huyết. Việc xác định đúng loại tiểu đường có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý mạn tính này. 

Bệnh tiểu đường có mấy tuýp ? Các loại bệnh tiểu đường.
Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính do những vấn đề bất thường liên quan đến hormon insulin (thiếu hụt, đề kháng) mà dẫn tới hiện tượng đường huyết tăng cao vượt mức an toàn. Bệnh tiểu đường có hai loại chính là tuýp 1 và tuýp 2, chiếm tỷ lệ gần như tất cả các trường hợp mắc đái tháo đường.

Tiểu đường tuýp 1 là tình trạng thiếu hụt insulin “tuyệt đối” do những tế bào Beta đảo tụy (có vai trò chính là điều tiết insulin) bị tổn thương và không còn khả năng hoạt động.

+Đây là loại bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài.

Xem thêm: Giới thiệu công ty Botania
+Số lượng bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 5-10% và độ tuổi mắc bệnh thường rất trẻ (dưới 30 tuổi).

+Biểu hiện chính ở những người bệnh này là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều., dễ bị nhiễm toan ceton.

Còn tiểu đường tuýp 2 thì người bệnh vẫn có khả năng tiết insulin những hàm lượng không đáp ứng được với nồng độ đường huyết cao (thiếu insulin tương đối) và có thể có sự đề kháng insulin( insulin giảm độ nhạy cảm với tế bào, giảm tác dụng). Đây là loại tiểu đường có tỷ lệ mắc cao nhất, chiếm khoảng 90% các trường hơp.

+Thiếu insulin tương đối: nồng độ insulin có thể bình thường hoặc tăng lên nhưng tốc độ tiết insulin chậm và không tương xứng với mức tăng của glucose máu. Nếu glucose máu vẫn tiếp tục tăng thì ở giai đoạn sau, tiết insulin đáp ứng với glucose sẽ trở nên giảm sút hơn.


+Kháng insulin: là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin. Cơ chế của kháng insulin hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên khả năng cao là do bất thường tại các vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể insulin ở mô đích, giảm số lượng thụ thể insulin, có kháng thể kháng thụ thể insulin.

Ngoài 2 tuýp này thì tiểu đường còn có 1 loại nữa là tiểu đường thai kỳ. Thể bệnh này xảy ra trong giai đoạn mang thai ở phụ nữ chủ yếu do sự thay đổi hormon nội tiết hay chế độ ăn uống làm giảm sự nhạy cảm của insulin với tế bào đích.

Cách điều trị cho từng loại bệnh tiểu đường
Tùy thuộc vào từng loại tiểu đường mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và đúng đắn nhất.

Với tiểu đường tuýp 1, do thiếu insulin tuyệt đối nên bệnh nhân bắt buộc phải được điều trị bổ sung Insulin để bù đắp lại.

Nếu là tiểu đường tuýp 2 thì người bệnh không bắt buộc phải điều trị bằng insulin, có thể dùng một số thuốc khác có tác dụng hạ đường huyết thuộc các nhóm Sulfonylurea, Biguanide hoặc nhóm ức chế men alpha-Glucosidase. Bệnh nhân nên được phối hợp nhiều loại để làm giảm nồng độ thuốc, hạn chế tác dụng phụ cũng như tình trạng nhờn thuốc.

Còn với những thai phụ bị thì có thể kiểm soát được với chế độ ăn và luyện tập khoa học, nhưng nếu đường huyết tăng cao kéo dài thì người mẹ cần được sử dụng insulin, cũng như một số loại thuốc hạ đường huyết khác. Tuy nhiên quá trình dùng thuốc cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ. Thông thường tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết sau khi sinh nhưng cũng có nhiều trường hợp tiến triển thành tiểu đường typ 2.

1 phương pháp mới mà hàng ngàn người tin dùng và có hiệu quả đó là sản phẩm Bonidiabet. Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền hiện đại của Cannada. Sản phẩm được công ty TNHH TM Botania nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét