Bệnh tiểu đường type 1 là do thiếu insulin. Do tuỵ sản xuất không đủ insulin ( thiếu insulin tuyệt đối hay tương đối so với nhu cầu của cơ thể ) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tiểu đường và tăng huyết áp. Cùng sức khoẻ đời sống 24h tìm hiểu xem nhé.
Thường bị ảnh hưởng nhất là tế mô mỡ và tế bào cơ, kết quả này được gọi là " kháng insulin". Kháng insulin là vấn đề chính trong bệnh tiểu đường type 2. Glucose là loại đường có chứa trong thức ăn. Glucose là chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Sau khi tiêu thụ, thức ăn được tiêu hoá ở ruột và dạ dày.
Sau khi ăn vào, glucose trong thức ăn sẽ được chuyển hoá ở ruột bởi những tế bào của ruột, sau đó nó được vận chuyển trong máu đi đến các tế bào trong cơ thể. Tuy vậy glucose không thể vào trong tế bào một mình được, mà nó phải nhờ đến insulin để đưa vào trong tế bào. Nếu không có đủ insulin, tế bào không tận dụng được năng lượng từ glucose, và như vậy làm cho nồng độ glucose trong máu tăng lên cao. Làm cho glucose bị thải nhiều qua nước tiểu.
Insulin là một nội tiết tố được tế bào đặc biệt của tuyến tuỵ bài tiết, sản sinh ra. Nó có công dụng giúp đưa glucose vào trong tế bào, cũng như insulin giữ vai trò cần thiết trong việc điều hòa glucose máu. Tuỵ là một cơ quan nằm sâu phía sau bao tử trong bụng. Sau khi ăn, glucose trong máu tăng lên cao. Ðể đáp ứng với sự tăng này, tuỵ sẽ bài tiết ra insulin giúp đưa glucose vào trong cơ thể và như vậy sẽ làm mức đường trong máu trở về ổn định. Khi glucose trong máu giảm, tuỵ sẽ ngưng bài tiết insulin.
Ở người bình thường, với hệ thống điều hoà như vậy giúp kiểm soát được mức đường trong máu. Còn ở người bệnh bị tiểu đường, chất insulin bị thiếu hụt ( đái tháo đường type 1) hoặc bài tiết không đủ cho nhu cầu cần thiêt của cơ thể ( đái tháo đường type 2 ). Cả lý do này đều làm tăng lượng đường trong máu.
Theo một nghiên cứu từ các chuyên gia Ấn Độ khi họ cho thêm hạt methi vào khẩu phần ăn của các người bệnh thuộc tiểu đường type 1, sau đó ghi nhận đường trong nước tiểu đã giảm được 54%. Kết quả này có được chính nhờ hai chất, một là galactomannan hỗ trợ làm chậm tốc độ hấp thu đường vào trong máu, hai là acid amin 4-hydroxyisoleucin kích thích sự tiết insulin nhờ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Như vậy hạt methi rất hữu hiệu cho cả hai nhóm bệnh tiểu đường type 1 và 2.
Cây fenugreek hay được gọi là cây Methi, cỏ cà ri, cỏ Hy Lạp có tên khoa học là Trigonela foenum graecum thuộc họ đậu. Bộ phận trên cây Methi thường dùng làm thuốc đó là lá và hạt. Cây Methi được trồng nhiều và sử dụng làm thuốc, thực phẩm hơn 4000 năm qua tại các nước: Ấn Độ, Tây Ban Nha, Monaco, Pháp, Ý, Malta, Albani, Slovenia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Ai Cập, Libya, Morocco, Algerie …
Thành phần của hạt Methi
• 40-60% carbohydrates, chủ yếu là sợi nhầy (galactomannans)
• 20-30% protein nhiều trong tryptophan và lysine
• 5-10% các loại dầu cố định (lipid); pryridine loại ancaloit chủ yếu trigonelline (0,2-0,36%), choline (0,5%), carpaine và gentianine
• Flavonoid (orientin, apigenin, quercetin, luteolin,vitexin, và isovitexin)
• Các axit gốc amino tự do (4-hydroxyisoleucine [0,09%], arginine, histidine, và lysine)
• Sắt và Canxi
• Saponin (0,6-1,7%)
• Glycosides tạo thành sapogenins steroid khi thủy phân (diosgenin, tigogenin, yamogenin, neotigogenin)
• Sitosterol, vitamin A, B1, C và acid nicotinic
• 0,015% tinh dầu dễ bay hơi (n-ankan và sesquiterpene).
Xem thêm về biến chứng bệnh tiểu đường tại đây nhé: http://botania.com.vn/tin-tuc/Bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét