Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Mất ngủ ở bệnh nhân tiểu đường

Khoảng 40 tới 50% người bị bệnh tiểu đường gặp những vấn đề về giấc ngủ như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay thức giấc hoặc ngủ quá nhiều.
Các chuyên gia cho biết ở bệnh nhân tiểu đường thì giấc ngủ cũng quan trọng như chế độ ăn uống vậy. Khi gặp các vấn đề về giấc ngủ người bệnh sẽ thiếu năng lượng, mệt mỏi, và bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến giấc ngủ:
Các triệu chứng, biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra những khó chịu vào ban đêm, làm người bệnh bị mất ngủ, phá vỡ chu kỳ giấc ngủ bình thường. Hậu quả là họ không được nghỉ ngơi đầy đủ vào ban đêm, dẫn tới ban ngày luôn trong trạng thái buồn ngủ, mệt mỏi, tinh thần không được tỉnh táo. Lâu dần dễ lâm vào trạng thái căng thẳng, lo âu, hoặc thậm chí trầm cảm lại càng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
1. Tình trạng đường huyết không ổn định
Đường huyết ban đêm quá cao hay quá thấp đều khiến bệnh nhân mệt mỏi sáng hôm sau. Khi đường huyết cao, thận lọc ra nhiều nước tiểu hơn, đẩy vào bàng quang. Người bệnh có cảm giác miệng khô, khát nước, và phải thức dậy đi tiểu nhiều lần, vào khó ngủ lại. Đường huyết thấp hay hạ đường huyết cũng gây khó ngủ do tình trạng đói, chóng mặt, run rẩy, hay vã mồ hôi.
2. Chứng tê cóng, đau tê bàn chân
Biến chứng tiểu đường trên dây thần kinh ngoại biên gây cảm giác khó chịu ở chân. Người bệnh có cảm giác tê rát hoặc khó chịu như kiến, côn trùng bò trên chân. Cảm giác này có thể mất đi tạm thời khi di chuyển chân, nhưng vẫn ảnh hưởng đến giấc ngủ.
3. Ngưng thở khi ngủ
Người tiểu đường, phần lớn là người thừa cân, béo phì, có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ. Nó là một loại rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm, làm giảm nồng độ oxy trong máu, tạo cảm giác bồn chồn, tỉnh giấc nhiều lần.
Vậy làm sao để cải thiện giấc ngủ?
- Ăn uống đầy đủ, đúng cách, kiểm soát đường huyết tốt giúp bệnh nhân ngủ tốt hơn.
- Bệnh nhân cũng nên hạn chế uống nhiều nước về đêm. Trước khi đi ngủ có thể ngâm chân với nước ấm, muối, gừng sẽ giúp bàn chân ấm hơn và giảm đau nhức, tê bì.
- Tập thể dục, giảm cân, thay đổi tư thế khi ngủ giúp cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Xem thêm: http://botania.com.vn/tin-tuc/Bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét